Bệnh Lý

Triệu chứng bệnh Ung Thư Khoang Miệng

Ung thư khoang miệng thuộc dạng bệnh lý ác tính có nhiều triệu chứng khá giống viêm nhiễm ở miệng nên nhiều người nhầm lẫn, phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đây cũng chính là lý do khiến việc điều trị khó đạt được hiệu quả như mong muốn.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Ung Thư Khoang Miệng là gì?

Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Ung thư khoang miệng có thể xảy ra với bất kỳ bộ phận nào trong số các bộ phận này nhưng phổ biến nhất là ung thư lưỡi. Ung thư miệng là một thuật ngữ chung áp dụng cho bệnh ung thư xảy ra trên môi và trong miệng.

Các loại ung thư khoang miệng được kể đến như:

  • Ung thư niêm mạc miệng.
  • Ung thư vòm miệng.
  • Ung thư môi.
  • Ung thư lợi.
  • Ung thư lưỡi.
  • Ung thư tuyến nước bọt.
Bệnh Ung Thư Khoang Miệng
Bệnh Ung Thư Khoang Miệng

Triệu chứng của bệnh Ung Thư Khoang Miệng

Triệu chứng của bệnh Ung Thư Khoang Miệng được kể đến như:

Triệu chứng Ung Thư Khoang Miệng giai đoạn đầu

  • Cảm giác vướng trong miệng.
  • Tăng tiết nước bọt, đôi khi có máu.
  • Nói khó.
  • Nuốt đau.
  • Đau lan lên tai.

Triệu chứng Ung Thư Khoang Miệng giai đoạn tiến triển

  • Nuốt đau nhói lên tai.
  • Nói khó tăng lên
  • Khạc ra đờm nhầy, có lẫn máu, thường có mùi hôi thối.
  • 1/3 các trường hợp đến khám vì có hạch cổ, mà chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt
Nguyên nhân gây bệnh Ung Thư Khoang Miệng
Nguyên nhân gây bệnh Ung Thư Khoang Miệng
  • Khối u có thể là nụ sùi, hoặc loét, hoặc vừa sùi vừa loét bờ nham nhở, sờ vào bệnh nhân đau và vướng, u không có ranh giới rõ ràng, cứng, dễ chảy máu. Tổn thương kéo dài không thuyên giảm, khác với nhiệt miệng là vết loét sưng đau ở lưỡi, má và lợi nhưng ranh giới rõ ràng, thường tự khỏi sau 7-10 ngày, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại.

Nguyên nhân gây bệnh Ung Thư Khoang Miệng

Thực ra đến nay nguyên nhân chính xác gây nên là gì vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, những yếu tố sau được xem là yếu tố thuận lợi cho bệnh lý này:

  • Sử dụng thuốc lá, thuốc lào.
  • Sử dụng rượu bia.
  • Dinh dưỡng.
  • Nhai trầu.
  • Các tổn thương tiền ung thư.
  • Virus HPV.
  • Hội chứng Plummer-Vinson.

Cách phòng ngừa bệnh Ung Thư Khoang Miệng

Để phòng ngừa Ung Thư Miệng cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu bia để tránh cho các tế bào khoang miệng tiếp xúc hóa chất gây ung thư.
  • Tăng cường ăn các loại rau và hoa quả giàu vitamin, đặc biệt là cà rốt,…
  • Khi bị ung thư môi, để phòng ngừa nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, nên dùng kem bảo vệ môi và kem chống nắng khi đi ra ngoài.
Cách phòng ngừa bệnh Ung Thư Khoang Miệng
Cách phòng ngừa bệnh Ung Thư Khoang Miệng
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần ở các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Tiêm phòng vắc xin HPV ở cả phụ nữ và nam giới.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Điều trị dứt điểm các tổn thương tiền ung thư.

Các biện pháp để điều trị bệnh Ung Thư Khoang Miệng

Điều trị Ung Thư Khoang Miệng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Phẫu thuật.
  • Xạ trị.
  • Hoá trị.
Biện pháp để điều trị bệnh Ung Thư Khoang Miệng
Biện pháp để điều trị bệnh Ung Thư Khoang Miệng

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Ung Thư Khoang Miệng

Trong Đông Y Cổ Truyền, có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Ung Thư Khoang Miệng như sau:

  • Bài thuốc số 1: Tam Thất, Xa Nhân 6g mỗi loại, Kê Nội Kim, Hoàng Đằng, Ngẫy Tiết Thỏ Ti Tử và Kim Tiền Thảo 10g mỗi loại, Xuyên Khung, Liên Kiều và Bồ Công Anh 12g mỗi loại, Ngân Hoa, Bán Liên Chi, Trần Bì và Quy Xuyên 15g mỗi loại, Đan Sâm 20g; Cam Thảo 3g cùng với Hoàng Kỳ 30g. Mỗi ngày lấy 1 thang thuốc này sắc để uống, cứ được 1 tháng uống thuốc thì sẽ đi kiểm tra lại sức khỏe 1 lần.
  • Bài thuốc số 2: 3g Cam Thảo, Tam Thất, Xa Nhân 6g mỗi loại, Ngẫu Tiết, hoàng Kiên, Kỉ Tử, Sơn Từ Cô, Thỏ Ti Tử, Sơn Giáp Châu và Kê Nội Kim 10g mỗi loại; Liên Kiều, Bồ Công Anh và Xuyên Khung mỗi loại 12g; Quy Xuyên, Trần Bì, Bán Liên Chi, Đẳng Sâm và Ngân Hoa 15g mỗi loại; Đan Sâm 20g cùng Hoàng Kỳ 30g. Sắc để uống.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Viêm Mũi

Tìm hiểu về bệnh Polyp Mũi

Tìm hiểu về bệnh Viêm Loét Miệng

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xương Chũm

Các cây thảo dược thông dụng

Tổng hợp các loại bệnh

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x