Giới Thiệu

Triệu chứng Bệnh Viêm Tai Giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Điều đáng nói là nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm không chỉ ở tai, mà nguy hiểm hơn là biến chứng đối với não.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Viêm Tai Giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.

Có hai dạng chính là:

  • Viêm tai giữa cấp tính.
  • Viêm tai giữa mạn tính.
  • Viêm tai giữa có dịch tiết.
Bệnh Viêm Tai Giữa
Bệnh Viêm Tai Giữa

Triệu chứng của bệnh Viêm Tai Giữa

Triệu chứng của bệnh Viêm Tai Giữa được kể đến như:

  • Viêm tai giữa cấp tính khởi phát đột ngột, rầm rộ với những biểu hiện cấp tính như đau tai, chảy mủ tai, tiêu chảy, sốt, cáu gắt, khó chịu, chán ăn.
  • Viêm tai giữa thanh dịch: thường theo sau những đợt viêm tai giữa cấp. Bệnh diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Khi diễn tiến kéo dài mà không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ tiến đến viêm tai giữa mạn tính ít nhất sau 6 tuần với biểu hiện chảy mủ tai dai dẳng, ù tai thường xuyên kèm giảm thính lực,…
  • Đối với trẻ nhỏ: Trẻ sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, hay quấy khóc và ăn kém, bỏ ăn, nôn trớ và nặng hơn là co giật, sẽ lắc đầu và liên tục lấy tay cho vào trong tai. Còn trẻ lớn hơn đã biết nói sẽ kêu đau tai. Xuất hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Triệu chứng này gần như xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt. Trọc khó ngủ và tỏ ra bứt rứt khi đặt nằm xuống. Trẻ khó giữ thăng bằng và hay nghiêng phần đầu sang một bên.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm Tai Giữa

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Viêm Tai Giữa chúng bao gồm:

  • Các yếu tố lây nhiễm, dị ứng và môi trường góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm tai giữa.
  • Hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành.
  • Viêm tai giữa là một bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh trong một môi trường giảm khả năng phòng thủ miễn dịch.
  • Khuynh hướng di truyền.
  • Bất thường về giải phẫu.
Nguyên nhân gây bệnh Viêm Tai Giữa
Nguyên nhân gây bệnh Viêm Tai Giữa
  • Rối loạn chức năng sinh lý.
  • Vi khuẩn gây bệnh.
  • Phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

Cách phòng ngừa bệnh Viêm Tai Giữa

Bệnh Viêm Tai Giữa cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Phòng ngừa cảm cúm hay những bệnh đường hô hấp khác.
  • Tiêm ngừa vacxin.
  • Giữ ấm cơ thể, không để viêm hô hấp kéo dài
  • Điều trị triệt để khi bị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang,…
  • Giữ vệ sinh môi trường sống.
  • Luyện tâp thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh Viêm Tai Giữa
Cách phòng ngừa bệnh Viêm Tai Giữa
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý viêm tai giữa hay bệnh lý mũi xoang.
  • Tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc lá do người khác hút).
  • Cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Nếu cho trẻ bú bằng bình, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng.
  • Nếu bị Amiđan hoặc VA to gây tắc nghẽn đường hô hấp và viêm nhiễm tái phát thì nên nạo VA và cắt amiđan.
  • Không để nước bẩn vào trong tai (đặc biệt khi đi bơi và gội đầu).

Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Tai Giữa

Điều trị Viêm Tai Giữa phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc kê đơn.
  • Phẫu thuật.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Viêm Tai Giữa

Một trong số các biến chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Nghe kém (dẫn truyền hoặc tiếp nhận).
  • Thủng màng nhĩ.
  • Viêm xương chũm cấp và mãn tính.
  • Cholesteatoma.
Biện pháp để điều trị bệnh Viêm Tai Giữa
Biện pháp để điều trị bệnh Viêm Tai Giữa
  • Liệt mặt.
  • Viêm mê đạo.
  • Xẹp nhĩ, xơ màng nhĩ.
  • Biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên.

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Viêm Tai Giữa

Trong Đông Y Cổ Truyền, có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Viêm Tai Giữa như sau:

  • Bài thuốc 1: Đan Bì, Hoàng Bá, Thổ Phục Linh, Tri Mẫu, Trạch Tả, Sơn Thù mỗi thảo dược có liều lượng 8g; Thục Địa 12g và Hoài Sơn 16g. Sắc thuốc với 750ml nước đến khi thuốc còn ½ thì chia ra sử dụng 3 lần mỗi ngày. Dùng thuốc sau bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
  • Bài thuốc 2: Cam Thảo 4g; Trần Bì, Bạch Truật, Phục Linh, Hoàng Liên, Sa Nhân mỗi thảo dược có liều lượng 8g; Bạch Biến Đậu, Sơn Dược mỗi thảo dược có liều lượng 16g và Hoàng Bá, Cát Cánh, Đẳng Sâm mỗi loại thảo dược có liều lượng 12g. Đem sắc các vị thuốc cùng với 6 bát nước đến khi chỉ còn một nửa bát thì chia ra uống ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Trạch Tả, Cam Thảo mỗi thảo dược có liều lượng 10g; Kim Ngân Hoa, Xương Bồ, Sài Hồ, Mộc Thông mỗi thảo dược có liều lượng 8g và Ngưu Bàng 12g. Sắc các dược liệu đã chuẩn bị với 500ml nước, khi cạn còn một nửa thì chia ra sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày.  Kiên trì thực hiện bài thuốc này vừa giúp giảm nhanh triệu chứng, phục hồi tổn thương niêm mạc tai vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Đau Mắt Đỏ

Tìm hiểu về bệnh Dị Ứng Mắt

Tìm hiểu về bệnh Tật Khúc Xạ

Tìm hiểu về bệnh Đục Thuỷ Tinh Thể

Các cây thảo dược thông dụng

Tổng hợp các loại bệnh

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x