Bệnh Lý

Triệu chứng của bệnh Viêm Màng Não

Viêm màng não có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Viêm Màng Não là gì?

Chức năng chính của màng não là giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Màng não gồm 3 lớp với tên gọi từ ngoài vào trong là màng cứng, màng nhện và màng mềm. Các lớp màng này bao xunh quanh não bộ và tủy sống. Viêm màng não là tình trạng viêm ở màng não và khoang dưới nhện ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống và thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, ký sinh, nấm gây ra.

Triệu chứng của bệnh Viêm Màng Não

Các triệu chứng ban đầu của viêm màng não có thể giống như bệnh cúm. Triệu chứng có thể phát triển trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng như sau:

  • Sốt cao đột ngột
  • Cứng cổ
  • Đau đầu dữ dội, khác với cơn đau đầu bình thường
  • Nhức đầu đi kèm với buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Trí óc không minh mẫn, khó tập trung
  • Co giật như lên cơn động kinh
  • Buồn ngủ hoặc khó khăn khi thức dậy.
Nguyên nhân gây bệnh Viêm Màng Não
Nguyên nhân gây bệnh Viêm Màng Não
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Không có cảm giác thèm ăn hay khát nước
  • Phát ban trên da (trong một số trường hợp, như khi bị viêm màng não mô cầu)
  • Đau cơ đau khớp.
  • Ù tai.
  • Da dễ bị kích ứng.
  • Sợ ánh sáng.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm Màng Não

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Viêm Màng Não đã được xác định; chúng bao gồm:

  • Do vi khuẩn.
  • Do virus.
  • Do phế cầu.
  • Do HI (Haemophilus influenzae).
  • Do mô cầu.
  • Do nấm.
  • Do các phản ứng hóa học, dị ứng thuốc.
  • Mắc phải một số loại ung thư hay các bệnh liên quan đến viêm như bệnh u hạt (sarcoidosis).

Nhóm người có nguy cơ, tỉ lệ bị Viêm Màng Não: 

  • Những người cao tuổi.
  • Người bị hồng cầu hình liềm.
  • Người ghép tạng và đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Những người có ống dẫn lưu do não úng thủy.
Cách phòng ngừa bệnh Viêm Màng Não
Cách phòng ngừa bệnh Viêm Màng Não
  • Người sử dụng thuốc đường tĩnh mạch.
  • Người có tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não.
  • Người ung thư và đang trong quá trình hóa trị.
  • Người bị đái tháo đường.

Cách phòng ngừa bệnh Viêm Màng Não

Để phòng tránh, hạn chế khả năng bị Viêm Màng Não, cần phải thực hiện những điều sau:

  • Rửa tay đúng cách bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi hạn chế sử dụng các loại phomai làm từ sữa chưa tiệt trùng.
  • Nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Tiêm Vắc Xin phòng chống Viêm Màng Não ngay từ khi còn nhỏ.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, đò uống có cồn (rượu bia, thuốc lá)
  • Hạn chế và phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị Viêm Màng Não, phải được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Che miệng khi ho, hắt hơi

Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Màng Não

Điều trị Viêm Màng Não phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Nằm nghỉ ngơi.
  • Cung cấp, cân bằng nước và điện giải.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
  • Sử dụng thuốc kê toa. (kháng sinh, hạ sốt).
  • Truyền dịch.

    Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Màng Não
    Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Màng Não

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Viêm Màng Não

Trong Đông Y Cổ Truyền có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Viêm Màng Não như sau:

  • Thanh nhiệt giải độc: Cát Căn 20g, Liên Kiều 20g, Bản Lam Căn 30g, Cam Thảo 6g, Bạc Hà 6g (sắc sau), Kim Ngân Hoa 20g, Đại Thanh Diệp 20g, Hoắc Hương 4g, Thư Cúc Hoa 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 2 – 3 thang, nếu có sốt cao phiền táo thêm Sinh Thạch Cao 3 – 5g.
  • Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm: Thạch Cao 33g, Sinh Địa 15g, Chi Tử 12g, Câu Đằng 12g, Bản Lam Căn 33g, Tri Mẫu 12g, Huyền Sâm 12g, Liên Kiều 12g, Đại Thanh Diệp 33g, Tê Giác 2g (có thể thay bằng Thủy Ngưu Giác 2 lượng).
  • Thanh doanh giải độc: Sinh Địa 16g, Đạm Trúc Diệp 12g, Tê Giác 6g, Bản Lam Căn 30g, Địa Long Khô 20g, Huyền Sâm 16g, Liên Kiều 20g, Đại Thanh Diệp 33g, Câu Đằng 20g, Sinh Thạch Cao 30g; sắc nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Ung Thư Vòm Họng

Tìm hiểu về bệnh Viêm Họng

Tìm hiểu về bệnh Viêm Amidan

Tìm hiểu về bệnh Ung Thư Thanh Quản

Các cây thảo dược thông dụng

Tổng hợp các loại bệnh

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x