Giới Thiệu

Giới thiệu về Thanh Vân Các

Giới thiệu về Thanh Vân Các

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

GIỚI THIỆU VỀ THANH VÂN CÁC

NƠI LƯU TRỮ KIẾN THỨC ĐÔNG Y

I, Mục đích :

Thanh Vân Các là nơi lưu trữ các tài liệu về Đông Y, Y Học Cổ Truyền, Bệnh Lý mang tính chất tham khảo và học thuật.

II, Ý nghĩa của tên Thanh Vân Các :

Logo Thanh Vân Các

  • Thanh (清): là lạnh, mát, làm cho mát mẻ, thanh cao, trong sạch.
  • Vân (雲): là Mây.
  • Các (閣): là cái Lầu, giống như Tàng Kinh Các nơi lưu trữ kinh điển.

Thanh Vân tức là thanh cao nhẹ nhàng như một đám mây, không vướng bận chút bụi trần nào. Là một đám mây mang lại sự mát mẻ, dập tan cái nóng của mùa hè, mang theo sự từ bi và trí tuệ đến với mọi người.

 

III, Câu Slogan :

Logo Thanh Vân Các

Được trích từ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh ( 般若波羅蜜多心經). Nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh nằm trọn trong một chữ “KHÔNG”. Đó là cái tuyệt đối vô cùng mầu nhiệm, bao trùm cả trời đất vạn vật, là cái vô tướng bất khả tư nghị, không thể dùng lời nói để mô tả hoặc lấy tâm tầm thường mà hiểu biết đặng. Trên việc tu học Phật, chúng ta thường tạm gọi nó với nhiều tên như: Chân như, Chân ngã, Chân không, Thật tướng, Vô ngã, Phật tánh, Diệu hữu, Viên giác, Chân tâm v.v…Trong kinh Bát Nhã  Ba La Mật Đa Tâm Kinh có Câu: “DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn”. Bổn các xin tạm dịch: VÌ KHÔNG CÓ CHỖ CHỨNG ĐẮC nên Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không quái ngại, vì không quái ngại, nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết-bàn.Do vì tâm thức của chúng sanh thường hay chất chứa, tích lũy các thứ phiền não phân biệt chấp trước nên phải chịu quả báo khổ đau. Một khi thân tâm lãnh chịu những thứ phiền não khổ đau rồi thì có muốn tu cũng rất khó, bởi vì càng khổ đau thì càng tăng thêm sân giận làm mất đi Tự tánh viên minh của mình, tức là càng tăng thêm vô minh. Phiền não vô minh chỉ có thể khắc phục được bằng tâm thanh tịnh, tâm giác tỉnh và sự phấn đấu của bản thân; cho nên kinh dạy: “Phiền não chính là Bồ-đề.” Thật vậy, giác ngộ luôn có mặt trong tất cả các thứ phiền não, chúng ta chỉ cần chịu khó quán chiếu, suy nghĩ kỹ càng thì sẽ thấy sự thật này. Hơn nữa, người hiểu biết Phật pháp thì phiền não chính là động lực làm ý chí tu học cầu giải thoát của họ càng thêm mạnh mẽ; cho nên họ mau chóng giác ngộ. Vì vậy muốn đạt tới Niết Bàn thì cần phải không sợ sệt, không ngại bất kì điều gì, khi không sợ sệt, không quái ngại thì ta sẽ không bị điên đảo, không bị mộng tưởng như thế mới có thể tu tập để tới cảnh giới Niết Bàn.

VI. Mục tiêu :

  • Lưu trữ về  Đông Y, Y Học Cổ Truyền, Bệnh Lý.
  • Trở thành một nơi đáng tin cậy để mọi người tìm kiếm tài liệu tham khảo.
  • Là nơi giúp mọi người nhìn thấy những thành tựu, sự tài giỏi, uyên bác của cha ông ta khi xưa.

V. Sứ mạng :

Trở thành trang thao khảo, học thuật có nhiều tài liệu nhất và đúng nhất Việt Nam (về Cây thuốc, dược tính, công dụng, các bài thuốc).

Xem thêm:

Các Cây Thảo Dược, Cây Thuốc

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x