Thảo dược

Cây A Kê có công dụng gì?

Cây A Kê được dùng là thuốc trị lỵ, sốt, giảm đau, chống độc, chống nôn,...

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây A Kê

Tên thường gọi: A kê (Akee), Blighia Sapida.

Tên khoa học: Blighia Sapida Koen

Thuộc họ: Bồ Hòn

cây a kê
cây a kê

 

Mô tả: Cây gỗ cao 12-13m, thẳng, có tán lá xoè rộng và các nhánh cứng. Lá to mang 8 lá chét gần như mọc đối, có hình bầu dục thuôn dài, dài khoảng 13cm, rộng 5cm, không có lông, màu ôliu tươi, lúc khô gan lồi ở mặt dưới. Chùm hoa 1-2 ở nách lá có lông mịn, cuống hoa dài khoảng 1,5cm. Lá dài 5, cánh hoa có 5 màu trắng, hẹp, có một vảy to ở gốc; nhị 8, bầu 3 ô có vòi nhuỵ ngắn. Quả nang dài khoảng 7-10cm có hình tam giác, màu vàng hoặc đỏ tươi, mở thành 3 mảnh: hạt 3, tròn, bóng loáng, mang áo hạt to ở gốc màu trắng, bao đến nửa hạt. Loài cây này mọc ở Trung Phi, được nhập trồng ở Đồng Nai làm cây cảnh.

Bộ phận dùng: Vỏ ao hạt, lá, vỏ và quả (Arillus, Folium et Fructus)

Thành phần hóa học của cây A Kê

Thành phần hoá học: Áo hạt chứa tới 69,2% nước, 5% protid, 20% lipid, 4,6%5 glucid, 1,2% tro, 40% Ca, 16 mg% P, 2,7 mg% Cuống noãn giữa hạt và áo hạt chứa 2 chất độc. Một chất là hypoglucin A. Quả chứa những nhân tố làm giảm glycoza huyết thông thường (amino acid cyclopropanoid, hypoglucin A và hypoglucin B) đều là chất độc có thể dùng thay insulin. Tro quả chứa nhiều Kali.

Tính vị, tác dụng:

  • Áo hạt cứng có dầu và có mùi vị của hạt dẻ, dùng ăn được. Ở Châu Âu, người ta cho đó là một thức ăn và đem nấu chín trong bơ hoặc với cá biển.
  • Tác dụng trị lỵ và sốt, chữa cảm lạnh và chảy mủ, giảm đau, chống độc, chống nôn. Nhưng cũng là chất độc và kích thích v.v…

Công dụng của cây A Kê

Cách dùng:

  • Vỏ áo hạt được dùng là thuốc trị lỵ và sốt. Lá, vỏ sắc nước uống lợi tiêu hoá, cũng dùng chữa cảm lạnh và chảy mủ.
Cây A Kê có công dụng gì?
Cây A Kê có công dụng gì?
  • Nhiều bộ phận khác của cây được xem như làm giảm đau, chống độc, chống nôn, cũng là chất độc và kích thích. Được dùng làm thuốc trị viêm kết mạc, phù thũng, đau nửa đầu, đau mắt, viêm tinh hoàn, loét, ghẻ cóc và sốt vàng da.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Sả có công dụng gì?

Cây Sài Núi có công dụng gì? 

Cây Sài Hồ Nam có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x