Thảo dược

Cây Sài Gục có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Sài Gục

Tên thường gọi: Cây Sài Gục, Lỗ địa cúc.

Tên khoa học: Wedelia prostrata (Hook. et Arn.) Hemsl.

Thuộc họ Cúc – Asteraceae.

Cây Sài Gục
Cây Sài Gục

Mô tả: Cây thảo mọc bò, sống dai, có gốc khoẻ. Thân và cánh mảnh, có lông xồm xoàm. Lá hình mũi mác, dài 1-2cm, hai mặt đều có lông ráp, mép có 1-3 răng. Hoa đầu đơn độc, hoa hình lưỡi vàng là hoa cái, có vẩy giữa các hoa; hoa hình ống lưỡng tính. Quả bế gần bầu dục, 3 cạnh, dài 1mm, cụt đầu và có lông ở đỉnh. Cây Sài Gục có hoa vào mùa thu.

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Wedeliae Prostratae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố rộng, thường gặp ở các đồi cát ven biển của nước ta từ Bắc vào Nam.

Dược tính của cây Sài Gục

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng. Công dụng: Cây được sử dụng làm thuốc để chóng mọc tóc, trị nhức đầu và bổ.

Công dụng của cây Sài Gục
Công dụng của cây Sài Gục

Công dụng của cây Sài Gục

Theo Đông Y cổ truyền dùng để chữa sưng amydal cấp tính, đau cổ họng, viêm phổi, viêm phế quản, cao huyết áp, ho lâu ngày, ho ra máu, chảy máu cam và chữa mụn nhọt đầu đinh. Người ta đã dùng cây chữa bệnh bạch hầu có kết quả rất tốt.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Sài Đất có công dụng gì?

Cây Sả Dịu có công dụng gì? 

Cây Sả Hồng có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x