Thảo dược

Cây Ba Chẽ có công dụng gì?

Cây Ba Chẽ thường dùng lá để chữa lỵ, trực khuẩn, hội chứng lỵ, đi ngoài phân lỏng và rắn cắn. Cũng có khi dùng chữa bệnh tê thấp.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Ba Chẽ

Tên thường gọi: Ba chẽ, Niễng đực,Ván đất, Ðậu bạc đầu.

Tên khoa học: Dendrolobium triangulare (Retz) Schindler Desmodium triangulare (Retz) Merr.D.cephalotes (Roxb) Wallex Wight et Arn).

Thuộc họ: Ðậu -Fabaceae.

Mô tả: Cây thân nhỏ cao 2-3m. Thân tròn. Cành non có hình tam giác dẹt. Lá kép gồm ba lá chét, hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn cái hai bên. Mặt dưới lá màu trắng bạc. Lá non có lông trắng ở cả hai mặt. Hoa có màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt. Hạt có hình thận.

Cây Ba Chẽ
Cây Ba Chẽ

Bộ phận sử dụng: Lá – Folium Dendrolobii.

Nơi sống và thu hái:

  • Cây của vùng Nam Á mọc hoang ở các đồng cỏ, vùng đồi trung du và vùng núi Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn qua vùng Tây Nguyên đến An Giang.
  • Hái lá vào mùa xuân hè. Dùng tươi hoặc phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 50-600, có thể sao cho hơi vàng để có mùi thơm.

Công dụng và dược tính của cây Ba Chẽ

Thành phần hoá học: Lá chứa các hợp chất như tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alcaloid.

Tính vị, tác dụng: Cây có tác dụng kháng khuẩn chống viêm.

Nhân dân thường dùng lá để chữa lỵ, trực khuẩn, hội chứng lỵ, đi ngoài phân lỏng và rắn cắn. Cũng có khi dùng chữa bệnh tê thấp.

Liều dùng: 20-30 (hay 50) gam lá, sao vàng sắc uống hoặc nấu cao mềm uống.

Một số công dụng của Cây Ba Chẽ
Một số công dụng của Cây Ba Chẽ

Cây Ba Chẽ và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Chữa lỵ: Lá Ba Chẽ phơi khô, Sao Vàng 30-50g, nước, đun sôi tầm 15-30 phút. Chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3-5 ngày, tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ. Có thể phối hợp với Ké Hoa Đào, cùng liều lượng để sắc uống.
  • Rắn cắn: Lá Ba Chẽ tươi giã nát hay nhai nuốt nước, lấy bã đắp.

Hiện nay chúng ta đã sản xuất viên Ba chẽ (bào chế từ cao Ba chẽ) để chữa bệnh đi ngoài và lỵ trực khuẩn. Liều dùng 10-15 viên chia 2-3 lần uống sau bữa ăn.

 

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Bạch Đàn Xanh có công dụng gì?

Cây Sam Đá Ráp có công dụng gì? 

Cây Sâm Đại Hành có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6 

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x