Thảo dược

Cây Câu Đằng có công dụng gì?

Câu Đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Câu Đằng khô
Câu Đằng khô

Mục lục

Đặc điểm của cây Câu Đằng

Tên thường gọi: Câu đằng, Vuốt lá mỏ, Thuần câu câu, Gai móc câu.

Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks.

Thuộc họ: Cà phê – Rubiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ, thân leo có mấu, dài khoảng 6-10m. Lá có phiến xoan thon, to vào cỡ 6 x 0,5cm, mặt trên bóng, mặt dưới mốc, gân phụ 4-6 cặp, lồi hai mặt, cuống 5-6mm. Hoa tập hợp thành dạng đầu ở ngọn nhánh, to 8-10mm, lá đài 5, cánh hoa 5, có màu vàng hoặc trắng, ống tràng ngắn, nhị 5; bầu 2 ô. Quả nang chứa nhiều hạt.

Cây Câu Đằng
Cây Câu Đằng

Bộ phận sử dụng: Đoạn cành với hai gai móc câu – Ramulus Uncariae cum Uncis, thường gọi là Câu đằng.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Thu hoạch vào tháng 7-9 cắt cả dây, chọn các mấu có móc câu, chặt thành từng doạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy thật khô. Thường dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng làm thuốc thang thì nên để riêng. Sau khi thuốc sắc gần được, mới cho Câu Đằng vào và để sôi 1-2 trào là được. Có thể tán bột dùng làm thuốc hoàn tán.

Dược tính và công dụng của cây Câu Đằng

Thành phần hóa học: Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Còn có các chất alcaloid khác như isorhynchophyllin, corynoxein, isocorynoxcin và một ít corynanthein, dihydrocorynanthein, hirsutin và hirsutein. Vỏ, thân, cành: hirsutin, hirsutein.

Tính vị, tác dụng: Câu Đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định, nó ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm dãn các mạch máu ngoại vi. Đối với hô hấp, dùng với liều thấp có tác dụng hưng phấn; với liều cao lại làm hô hấp bị tê liệt.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Thường dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi; làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Ngày dùng 12-15g dạng thuốc sắc.

Công dụng của cây Câu Đằng
Công dụng của cây Câu Đằng

Câu Đăng và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Sốt kinh giật của trẻ em: Câu đằng 10-15g, Kim ngân hoa 9g, Bạc hà 3g, Cúc hoa 6g. Địa long 6g, sắc uống.
  • Cao huyết áp: Câu đằng 10g, Xuyên khung 5g, Cam thảo 2g, Quế chi 3g, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Huyết áp cao: 12g câu đằng, 9g tàn diệp, 9g cúc hoa, 9g hạ thảo khô. Sắc lấy nước uống theo liều lượng trên.
  • Liệt thần kinh mặt: 60g câu đằng và Hà Thủ Ô tươi đem đi rửa sạch và sắc lấy nước uống.
  • Sốt cao, co giật, nghiến răng: 10g câu đằng, 10g thiên ma, 4g bọ cạp, 3g cam thảo, 2g mộc hương, 2g sừng tê giác để sắc lấy nước uống.
  • Sốt uống ván: 15g câu đằng, 15g tang diệp, 10g hoàng cầm, 60g thạch cao, 6g đởm nam tinh, 30g thuyền thoái, 10g toàn yết, 10g bạch phụ tử 2 con ngô công. Sắc lấy nước uống mỗi ngày, ngày 1 thang.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cà Trời có công dụng gì?

Cây Cát Đằng Cánh có công dụng gì?

Cây Cát Sâm có công dụng gì? 

Cây Cau có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x