Thảo dược

Cây Bùm Bụp có công dụng gì?

Bùm Bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Quả Bùm Bụp
Quả Bùm Bụp

Mục lục

Đặc điểm của cây Bùm Bụp

Tên thường gọi: Bùm bụp, Bùng bục, Ba bét trắng, Cây ruông, Tầm Bóp, cây Lồng Đèn.

Tên khoa học: Mallotus apelta (Lour.) Muell. -Arg.

Thuộc họ: Thầu dầu -Euphorbiaceae.

Mô tả:

  • Cây thân gỗ nhỏ hay cây bụi cao 1-2m hoặc hơn, có thể tới 5m, cành non sở hữu những chiếc lông có màu vàng nhạt. Lá mọc so le, nguyên, hoặc chia thuỳ rộng, có 2 tuyến ở gốc, mép khía răng, cuống lá và mặt dưới của lá có lông dày mịn màu trắng. Hoa đực và hoa cái riêng mọc thành bông đuôi sóc dài đến 50cm,  thõng xuống. Quả nang, to 2cm, có gai mềm, dài 5mm. Hạt màu đen bóng.
  • Ra hoa tháng 4-7, có quả tháng 7-9.
Cây Bùm Bụp
Cây Bùm Bụp

Bộ phận sử dụng: Rễ, vỏ cây và lá – Radix, Cortex et Folium Malloti Apeltae.

Nơi sống và thu hái: Phân bố ở lục địa Đông Nam Á. Ở nước ta, thường gặp trên các đồi, trong rừng thưa. Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Vỏ thân thu hái vào mùa Xuân- Hạ, phơi khô.

Dược tính và công dụng của cây Bùm Bụp

Tính vị, tác dụng: Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Rễ dùng để trị:

  • Viêm gan mạn tính, sưng gan lá lách.
  • Sa tử cung và trực tràng.
  • Huyết trắng, phù thũng khi có thai
  • Viêm ruột ỉa chảy.

Vỏ thân chống nôn, chữa viêm loét hành tá tràng và cầm máu.

Lá dùng ngoài trị viêm tai giữa, cụm nhọt, đòn ngã tổn thương, chảy máu.

Một số công dụng của cây Bùm Bụp
Một số công dụng của cây Bùm Bụp

Bùm Bụp và các bài thuốc

Bài thuốc:

  1. Viêm gan mạn tính, sưng gan lách: Rễ Bùm bụp 15g, rễ Muỗng truồng 30g và rễ Sim 30g, sắc uống.
  2. Sa tử cung và trực tràng: Rễ Bùm bụp 30g, rễ Kim anh 15g, sắc uống.
  3. Băng huyết sau khi đẻ: Vỏ thân khô Bùm Bụp 15g, phối hợp với thân cây Lấu, rễ Vú bò, cành lá Chua ngút, mỗi cây 12g, sắc uống.
  4. Cầm máu: Dùng lá dược liệu tươi vò nát, đắp thuốc vào vết thương. Dùng gạc băng cố định cho đến khi vết thương không bị chảy máu.
  5. Vết thương do rắn cắn: Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát hoặc cho vào miệng và nhai nhuyễn. Đắp thuốc vào những vào vết thương do rắn cắt. Dùng gạc băng cố định.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Bơ có công dụng gì?

Cây Bí Ngô có công dụng gì?

Cây Bí Đỏ có công dụng gì? 

Cây Bí Bái có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x