Cây Cần có tác dụng gì?
Cây Cần có vị ngọt, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, cầm máu. Quả có tác dụng chống đầy hơi, chống nôn.

Mục lục
Đặc điểm của cây Cần
Tên thường gọi: Cần, Rau cần.
Tên khoa học: Oenanthe javanica (Blume) DC.
Thuộc họ: Hoa tán – Apiaceae.
Mô tả:
- Cây thân thảo sống dai, nhẵn, mọc nằm hay mọc nổi rồi đứng lên, có rễ dạng hình sợi, thân rỗng, có đốt và khía dọc, dài khoảng 0,3-1m. Lá có hình dạng rất thay đổi, có cuống, nhưng các lá gốc và lá ngọn lại giống nhau, chia thuỳ hình lông chim 1-2 lần với các phiến hình mác hơi có dạng hình trái xoan hay hình thoi có chóp nhọn và mép nhăn nheo. Cụm hoa gồm những tán kép đối diện với lá, có 5-15 nhánh mang các tán con, mỗi tán còn lại chia 10-20 nhánh gần bằng nhau mang những hoa màu trắng. Quả hình trụ thuôn, có 5 cạnh lồi.
- Cây ra hoa vào tháng 4.

Bộ phận sửu dụng: Toàn cây – Herba Oenanthis Javanicae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Á, Đông Nam Á, Đông Nam Á và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang dại nơi ẩm mát và cũng thường được trồng làm rau ăn. Khi dùng làm thuốc, thu hái toàn cây, thường dùng tươi.
Dược tính và công dụng của cây Cần
Thành phần hóa học: Hạt chứa tinh dầu có Phellandren và các Acid béo.
Tính vị, tác dụng: Cây cần có vị ngọt, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, cầm máu. Quả có tác dụng chống đầy hơi, chống nôn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa cao huyết áp, viêm nhiễm đường tiết niệu, đòn ngã tổn thương, gãy xương, rong kinh và bạch đới. Ở Thái Lan, quả được dùng làm thuốc trị ho. Ngày dùng 16-20g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài tuỳ lượng giã tươi đắp.
Cây Cần và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Kinh nguyệt sớm: Rau cần tươi 100g (rau khô thì khoảng 30g) đun lấy nước uống
- Khó tiểu: Rau cần tươi 50-100g luộc lấy nước uống
- Mất ngủ: Rễ rau cần 90g, nhân hạt táo chua 9g. Sắc lấy nước uống
- Bị đau đầu: Rễ rau cần vừa đủ, rửa sạch vò nát, rồi đem tráng với trứng gà để ăn, ngày dùng 2 lần.
.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Canh Châu có công dụng gì?
Cây Cam Thảo Đất có công dụng gì?
Cây Cam Thảo Dây có công dụng gì?
Fan Page: Thanh Vân Các
Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6