Cây Cao Bản có công dụng là gì?
Cây Cao Bản có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Mục lục
Đặc điểm của cây Cảo Bản
Tên thường gọi: Cảo bản.
Tên khoa học: Ligusticum sinense Oliv.
Thuộc họ: Hoa tán – Apiaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,5-1m hay hơn. Lá mọc so le, kép lông chim 2-3 lần, cuống lá dài khoảng 9-12cm, phía dưới ôm lấy thân. Lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ. Cụm hoa tán kép, có 16-20 cuống mang tán đơn, mỗi tán này mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả; mỗi phân quả có 5 sống chạy dọc; các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ; trong các rãnh nhỏ có từ 3-5 ống tinh dầu.
Bộ phận sử dụng: Thân rễ – Rhizoma Ligustici Sinensis; thường gọi là Cảo bản.
Nơi sống và thu hái: Cây trồng ở Hà Giang đã có tới 100 năm nay. Người ta đào thân rễ, cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô. Thân rễ gần như hình cầu, đường kính 1-3cm, mặt ngoài màu nâu sần sùi, mặt trong màu trắng ngà.
Dược tính và công dụng của cây Cảo Bản
Thành phần hóa học: Có tinh dầu.
Tính vị, tác dụng: Có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng chữa 1. Cảm phong hàn, đau đầu; 2. Kinh nguyệt không đều; 3. Bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay co quắp. Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc. Còn dùng ngoài chữa ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa và làm sạch gầu ở đầu.

Cảo Bản và các bài thuốc
Đơn thuốc:
- Nhức đầu, thiên đầu thống: Cảo bản 6g, Xuyên khung 3g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 3g, Tế tân 2g. Cam thảo 3g, nước 500ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa cơm.
- Nhiều gầu: Cảo bản, Bạch chỉ, hai vị bằng nhau, nấu để tắm, gội đầu. Hoặc tán bột đem xát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu, sẽ chống hết gầu.
Ghi chú: Ngoài loài trên, còn có một số loài khác gọi là Liên cảo bản – Ligusticum jehoense Nakai et Kitag. Cũng được dùng với tên Cảo bản như loài trên. Ta cũng phải nhập của Trung Quốc. Cây Liêu cảo bản cao 20-80cm, cũng có lá kép lông chim 2-3 lần, cụm hoa hình tán kép mang 6-19 tán, mỗi tán nhỏ mang khoảng 20 hoa màu trắng. Quả dài 3-4 mm, rộng 2mm, có 5 sống dọc, giữa sống chỉ có một ống tinh dầu. Ra hoa tháng 7-9, kết quả tháng 9-10. Trong thân rễ có tinh dầu. Cũng có vị cay, tính ấm, có tác dụng khư phong, tán hàn, trừ thấp, chỉ thống. Dùng trị cảm lạnh, nhức đầu, đau bụng ỉa chảy. Dùng ngoài trị ghẻ lở.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Canh Châu có công dụng gì?
Cây Cáng Lò Dây có công dụng gì?
Fan Page: Thanh Vân Các
Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6