Thảo dược

Bạc Hà có công dụng gì?

Bạc hà là loại dược liệu thân thảo sống lâu năm, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở cả Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bạc hà là loại dược liệu thân thảo sống lâu năm, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở cả Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về công dụng của dược liệu bạc hà.

Mục lục

Đặc điểm của cây Bạc Hà

Bạc Hà vị thuốc của người Việt
Bạc Hà vị thuốc của người Việt
  • Cây Bạc Hà hay Bạc Hà Nam, 薄荷, chạ phiéc hom (tiếng Tày),.. có tên khoa học Mentha arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae) là loại cây sống lâu năm, thuộc loại thân thảo và có các đặc điểm như sau:
  • Thân cây mềm hình vuông, màu xanh hoặc tím nhạt, mang mầm lá mọc bò lan và có chiều cao khoảng 40 – 50cm.
  • Lá cây có răng cưa mọc đối, hoa có nhiều màu gồm màu hồng, trắng hoặc tím hồng.
  • Quả cây thuộc loại quả bế có 4 hạt, các bộ phận của cây trên mặt đất đều có lông.
  • Môi trường sống thích hợp của bạc hà ở độ cao từ 1300 – 1600m
  • Có nhiều khoáng chất quan trọng như: Mangan, Sắt, Kali, Canxi, Photpho, các loại vitamin (A, C, B2,..),…

* Bạc hà và húng lủi đều là những nguyên liệu phổ biến thường được dùng trong ẩm thực, thế nhưng hai loại cây này rất dễ gây nhầm lẫn. Hầu hết người Việt không phân biệt được cây bạc hà và cây húng lủi, ví dụ điển hình là trong các quán cà phê, detox, người ta thường dùng húng lủi thay vì bạc hà.

Bạc hà có nhiều khoáng chất quan trọng
Bạc hà có nhiều khoáng chất quan trọng

Công dụng thần kì của Bạc Hà

Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học nhằm mục đích trả lời câu hỏi “ăn bạc hà có tác dụng gì?”. Kết quả cho thấy bạc hà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe:

Tác dụng theo dược lý hiện đại: Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng một liều nhỏ bạc hà trong điều trị cho thấy tác dụng kích thích khu thần kinh, tăng độ hưng phấn, giãn nở mạch máu, tăng tiết mồ hôi và làm hạ thân nhiệt. Sử dụng liều lớn hơn bạc hà cho tác dụng tê liệt phản xạ vận động và gây tê cục bộ. Bên cạnh đó, dược liệu bạc hà còn cho tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như Bacillus subtilus, Staphylococcus aureus, micrococcusglutamicus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Diplococcus pneumonie, Shigella, Salmonella Typhy, flexneri… và một số vi nấm như: Aspergillus fumigatus, Cadida albicans, A niger…

Chữa chứng khó tiêu và đầy hơi

Thông tin từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMM) đã nghiên cứu rằng các hoạt chất trong bạc hà có khả năng xoa dịu cơ bụng và làm tăng tốc độ lưu thông của dịch mật giúp tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng cho người bị khó tiêu. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng giúp làm giảm đau và dịu bớt cơn khó chịu do đầy hơi và chướng bụng.

Một ấm trà bạc hà nóng tự làm tại nhà chính là một liều thuốc thiên nhiên hiệu quả để trị chứng đầy hơi đấy!

Bạc hà là một vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến.
Bạc hà là một vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến.

Giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (gọi tắt là IBS)

Các nghiên cứu đã nhận thấy rằng dầu bạc hà mang lại hiệu quả điều trị đối với những người thường trải qua các cơn đau hoặc khó chịu ở bụng do hội chứng ruột kích thích gây ra. Trong một thử nghiệm lâm sàng, 75% bệnh nhân mắc hội chứng IBS được cho uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện tình trạng bệnh đáng kể – giảm bớt tối thiểu 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.

Ngăn ngừa loét dạ dày

Trong một nghiên cứu ở động vật, menthol đã được chứng minh hiệu quả giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethanol. Do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh loét dạ dày do uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau và các tác nhân khác gây ra.

Làm dịu kích ứng, giảm nổi mẩn đỏ ngứa trên da

Tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà được sử dụng rộng rãi để làm dịu kích ứng và khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Tuy nhiên bạn cần pha loãng nó với một số loại tinh dầu nền như dầu dừa hay dầu ô liu trước khi bôi lên da.

Tinh dầu Bạc hà được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
Tinh dầu Bạc hà được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Chữa cảm lạnh, cảm cúm

Cây bạc hà có tác dụng làm co các màng sưng trong mũi, qua đó cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Bên cạnh đó, methol – thành phần hóa học chính của lá bạc hà còn giúp kháng khuẩn, làm lỏng dịch nhầy trong phổi, giảm ho.

Giảm căng thẳng, đau đầu

Một số bằng chứng cho thấy dầu bạc hà có tác dụng giảm đau tương tự như các thuốc Tylenol hoặc Paracetamol. Nó giúp làm giảm triệu chứng đau đầu do stress khi được thoa lên trán kết hợp với massage. Bên cạnh đó, bạn có thể đưa lọ tinh dầu bạc hà lại gần mũi và hít thật sâu để xoa dịu thần kinh.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nhờ có đặc tính kháng nấm, diệt khuẩn mà bạc hà có thể hữu ích cho người bị sâu răng, hôi miệng, nhiễm trùng nướu…

một số công dụng của cây Bạc Hà

Cây bạc hà thúc đẩy chữa lành vết thương

Tinh dầu trong vị thuốc bạc hà đã được chứng minh là có tác dụng chống lại 4 chủng vi khuẩn khác nhau, trong đó có một loại đã kháng lại kháng sinh. Ngoài ra, nó còn kích thích các nguyên bào sợi phát triển thúc đẩy tổn thương nhanh được chữa lành.

Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền: Dược liệu bạc hà có công dụng trừ phong giảm đau, tăng tiết mồ hôi, kiện vị, chỉ ho, kích thích tiêu hóa, thúc ban sởi mọc. Vì vậy, dược liệu này được dùng trị ho, cảm mạo phong nhiệt, người bệnh sốt cao đau đầu,nghẹt mũi và ít hoặc không tiết mồ hôi.

Một số bài thuốc có sử dụng Bạc Hà

Chứng cảm mạo mới phát với các chứng phong nhiệt ở biểu

–  Thang Thanh giải: Bạc hà 8g, thuyền thoái (bỏ chân) 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g. Sắc uống.

–  Xi-rô bạc hà: Bạc hà 16g. Cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, cho thêm đường uống.

Trị sốt, sợ nóng, mồ hôi không thoát, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon: Thạch cao sống 40g, bạc hà diệp 20g. Nghiền thật mịn. Mỗi lần uống 2g đến 3g. Ngày uống 3 lần, uống với nước nóng và uống nhiều nước.

Trường hợp phong nhiệt sinh ra đau đầu, đỏ mắt, yết hầu sưng đau: Bạc hà 4g, cát cánh 8g, kinh giới 12g, phòng phong 8g, cương tằm 12g, cam thảo 8g. Sắc uống.

Trường hợp ù tai điếc tai, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu có kèm theo sốt nóng, sợ lạnh, đau mỏi toàn thân: Bạc hà 8g, đạm đậu xị 9g, đường phèn 10g. Nấu hãm nước cho uống ngày 1 lần. Dùng đợt 3 – 5 ngày.

Trường hợp nhức đầu, mờ mắt, giảm thị lực: Bạc hà 8g, gừng tươi 6g, đường phèn vừa đủ. Gừng tươi thái lát cho vào ấm pha trà cùng với bạc hà, đường, cho nước sôi hãm uống. Đợt dùng 5 – 10 ngày.

Trường hợp nổi ban dị ứng: Bạc hà 6g, cúc hoa 10g, cát cánh 10g, sơn tra 10g, mật ong lượng thích hợp. Cho nước sôi pha hãm, uống thay chè. Mỗi ngày 1 -2 lần.

Bài thuốc chữa đầy bụng
Bài thuốc chữa đầy bụng

Bạc Hà và một số mẹo hữu ích

  • Chống say tàu xe: Một ly nước ấm có chứa bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà giúp giảm buồn nôn và tránh buồn nôn. Ngoài ra, sử dụng 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay và hít đem lại công dụng chống say tàu xe hiệu quả.
  • Xua đuổi côn trùng: Sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà cho vào máy xông hơi có tác dụng khử sạch mùi hôi…
  • Trị hôi miệng: Uống một ly trà bạc hà hoặc nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà khi cảm thấy hơi thở có mùi giúp khử mùi hiệu quả.
  • Làm đẹp da: Dùng một ít lá bạc hà trộn với mật ong và đắp hỗn hợp này lên da của bạn. Khoảng trong khoảng thời gian khoảng 15 – 20 phút để làm sạch và giúp bạn se khít lỗ chân lông.

    bạc hà là một trong những cây thuốc phổ biến
    bạc hà là một trong những cây thuốc phổ biến

Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng bạc hà

  • Dược tính của lá bạc hà thường yếu và các tác dụng chậm hơn so với thuốc tây. Vì vậy mẹo trị ho bằng thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và làm giảm nhẹ một số triệu chứng.
  • Mặc dù bạc hà rất thơm, rất tốt nhưng bạn chỉ nên sử dụng tối đa 0,4ml/ngày. Nếu dùng nhiều, rất có thể bạn sẽ bị dị ứng phát ban, chóng mặt thậm chí co giật.
  • Trẻ sơ sinh không được sử dụng bạc hà vì có thể khó hô hấp.
  • Khi bạn có dấu hiệu nổi mụn nước trong miệng và mũi, rất có thể bạn bị dị ứng bạc hà.
  • Khi sử dụng thuốc như cyclosporine, thuốc kháng acid thì không nên sử dụng bạc hà vì có thể gây tương tác.
  • Người mắc bệnh tim cũng hạn chế không dùng bạc hà vì có thể chậm nhịp tim.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên dùng bạc hà. Vì lá bạc hà bằng xuất hiện kinh nguyệt nên có khả năng đe dọa sảy thai.
Bạc hà và những điều cần lưu ý
Bạc hà và những điều cần lưu ý

Có nhưng loại bạc hà nào?

Cây bạc hà có rất nhiều loại với nhiều hình dáng, kích thước, màu sắc và ngay cả mùi hương cũng khác nhau. Một số loại bạc hà phổ biến phải kể đến như:

Bạc hà (Mentha Piperita)

Bạc hà này thường được gọi là bạc hà u, tinh dầu của nó có tên là peppermint oil. Loại này có đặc điểm là có hình răng cưa và mùi thơm cổ điển nên thường được dùng làm sinh tố, kẹo singum, làm thuốc chữa bệnh,…

Bạc hà Pennyroyal (Mentha Pulegium)

Bạc hà hăng cho tinh dầu “pennyroyal oil” với mùi thơm nồng, lá hình răng cưa. Loại bạc hà này được dùng trong thuốc bổ giúp tiêu hóa, thuốc chữa đau đầu, các bệnh nhiễm trùng hô hấp,…

Bạc hà gừng (Mentha Gentiles)

Bạc hà gừng lai giữ bạc hà Mentha Arvensis và Mentha Spicata, được sử dụng như loài thảo dược, dùng trong nấu ăn và dùng đuổi côn trùng cực tốt.

Bạc hà sô cô la (Mentha x piperita)

Loại này có lá hình trứng, thường được dùng để làm bánh, pha trà, làm sinh tố do có mùi thơm dễ chịu vô cùng.

Cây bạc hà (Nepeta Mussinii)

Loại này có tinh dầu bạc hà thơm và thư giãn vô cùng. Loài mèo cũng rất thích mùi hương của cây bạc hà này đấy nhé.

Mentha Longifolia

Loại này có lá màu xanh đậm và hình răng cưa, cao từ 50-100cm và sở hữu mùi hương vô cùng tinh tế.

Ngoài ra còn một số loại bạc hà khác như Apple Mint, Spearmint, Mentha Arvensis, Catnip,…

Cách phân biệt Bạc Hà và Húng Lủi

Nhận biết dựa vào hình dạng cây

Bạc hà có thân cao 60 – 80 cm, thân thẳng đứng, thân vuông, có lông ngắn mọc quanh thân. Còn húng lủi mọc hoang dã, có sức sống khỏe, có rễ chùm mọc dưới đất hoặc ngang thân.

Nhận biết dựa vào hình lá cây

Cây bạc hà có lá mọc đối xứng, hình thon dài, dài 3 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, cuống dài 0,5 – 1 cm, mép lá có răng cưa, trên lá có lông tơ nhỏ. Ngoài ra có hoa mọc từ nách lá, màu trắng, tím hoặc hồng nhạt, cánh hoa hình môi.

Còn húng lủi có lá nhỏ hơn bạc hà, thuôn dài, mép lá có răng cưa.

Nhận biết bằng mùi vị

Bạc hà có mùi thơm mát, vị cay the, mát lạnh, có mùi giống Sing Gum mà ta thường ăn. Còn húng lủi có mùi hương nhẹ, vị cay nhẹ chứ không the cay mạnh đặc sắc như bạc hà.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

xem thêm:

 Atiso có tác dụng gì?

Âm Địa Quyết có tác dụng gì?

Fan Page: Thanh Vân Các 

Hội nhóm: Chia sẻ kiến thức 

Nơi chia sẻ thêm kiến thức sức khỏe

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x