Thảo dược

Cây Chè có công dụng gì?

Cây Chè có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ. Chè đã được sử dụng hơn 2000 năm trước Công nguyên.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Lá Chè
Lá Chè

Mục lục

Đặc điểm của cây Chè

Tên thường gọi:Chè .

Tên khoa học: Camellia sinensis (L.) O.Ktze (Thea sinensis L.).

Thuộc họ: Chè – Theaceae.

  • Mô tả:
    Cây nhỡ ,xanh, thường cao 1-6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài khoảng 4-10cm, rộng khoảng 2-2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có các lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, với 5-6 cánh hoa có màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo.
  • Ra hoa vào tháng 9-10; ra quả vào tháng 11-3.
Cây Chè
Cây Chè

Bộ phận sử dụng: Lá – Folium Camelliae.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Bắc Nam Á và Nam Đông Á , được truyền sang Đông Nam Á, cá quốc gia Đông Dương. Chè được trồng khắp nơi ở nước ta, tập trung nhiều ở Vĩnh Phú, Hà Giang, Bắc Thái, Quảng Nam – Đà Nẵng cho tới Đắc Lắc, Lâm Đồng. Cây ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng ở một mức độ nhất độ nhất định để đảm bảo hương thơm. Thường ta bẻ cả cành lá nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao để làm chè hương pha nước uống gọi là trà. Lại còn có cách để cho lên men mới phơi sấy khô làm chè mạn hay chế thành chè đen.

Dược tính và công dụng của cây Chè

Thành phần hoá học: Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin. Còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và các men.

Tính vị, tác dụng: Chè có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ. Chè đã được sử dụng hơn 2000 năm trước Công nguyên. Do có cafein và theophyllin, chè là một chất kích thích não, tim và hô hấp. Nó tăng cường sức làm việc trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp,  tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Nó cũng lợi tiểu, làm dễ tiêu hoá. Sự có mặt của các dẫn xuất polyphenolic làm cho tác dụng của chè đỡ hại hơn hơn và kéo dài hơn là cafein. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P. Tuy vậy, nếu sử dụng kéo dài với liều cao, chè có thể gây nhiễm độc mạn tính, biểu hiện bởi sự mất ngủ, sự gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, có rối loạn thần kinh.

Công dụng của cây Chè
Công dụng của cây Chè

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Thường được dùng trong các trường hợp: Tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều; đau đầu, mắt mờ; sốt khát nước; tiểu tiện không lợi; ngộ độc rượu. Dùng ngoài, nấu nước rửa vết bỏng hay lở loét thì chóng ra da và lên da non.

Cây Chè và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Phù thũng: Chè tươi 300g nấu nước uống, mỗi ngày 2-3 lít; uống luôn 3-4 ngày sẽ kiến hiệu.
  • Đi ngoài phan dạng lỏng hoặc đi lỵ: Búp chè, búp ổi, mỗi thứ một nắm, sao vàng sắc uống, hoặc nhai một nắm trà hương khô mốc.
  • Bỏng: Nước chè đặc dội vào vết bỏng và rửa sạch, rồi lấy lòng trắng trứng gà phết vào sẽ chóng lành.
  • Đầy bụng và ăn không tiêu: Đường đỏ, bột sơn tra (sao) và lá chè tươi mỗi loại 10g. Đem nguyên liệu hãm với nước sôi trong vòng 10 phút và dùng uống khi nước còn ấm. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày.
  • Nước ăn chân: Phèn chua 60g, lá chè xanh già 400g.Sắc đặc, rửa sạch chân và thoa nước sắc lên vùng da bị lở ngứa. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.
  • Viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới: Một nắm lá chè tươi.Đun lấy nước và dùng vệ sinh vùng kín hằng ngày.

Những lưu ý khi sử dụng Chè

  • Tránh uống chè đặc
  • Không uống ngay sau bữa ăn
  • Không uống lúc đói
  • Không uống chè với thuốc
  • Không nên cho đường vào chè
  • Tuyệt đối không sử dụng chè xanh để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Chân Trâu có công dụng gì?

Cây Chanh Kiên có công dụng gì?

Cây Chanh Trường có công dụng gì? 

Cây Chân Kiềng có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x