Thảo dược

Cây Xuyến Chi có công dụng gì?

Cây Xuyến Chi loài cây của tuổi thơ, phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ,… 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Xuyến Chi

Tên thường gọi: Xuyến chi, đơn buốt, đơn kim, cây cúc áo, song nha lông, quỷ châm thảo.

Tên khoa học:  là Bidens Pilosa.

Thuộc họ:  Bidens, họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả: Cây cỏ dại phổ biến ở các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Có thân tròn, sở hữu lông và có thể phát triển đến độ cao khoảng 1m. Trên thân có những chiếc lá màu xanh nằm đối diện nhau và có hình răng cưa. Chúng có khả năng sinh sản cao cùng tốc độ phát triển nhanh. Đây chính là đặc điểm khiến nó nhanh chóng lây lan trên diện rộng. Hoa xuyến chi thường nở suốt quanh năm với đặc điểm gồm năm cánh hoa màu trắng và nhụy hoa màu vàng. Các hạt được phát triển từ nhụy hoa, sau đó bay theo gió đến những nơi có điều kiện tốt để phát triển thành cây con. Một cá thể của cây này có thể tạo ra tới 6000 hạt mỗi năm. Hạt của cây này rất dễ phát tán. Chúng dễ bám vào động vật hay quần áo của con người…. có thân tròn, có lông và có thể phát triển đến độ cao khoảng 1m. Trên thân là những chiếc lá màu xanh nằm đối diện nhau và có hình răng cưa.

Cây Xuyến Chi
Cây Xuyến Chi

Bộ phận sử dụng: Thường được dùng cả phần thân, lá và hoa.

Nơi sống và thu hái: Ở Việt Nam cây xuyến chi phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ,…

Dược tính và công dụng của Xuyến Chi

Thành phần hóa học: acetone 2,8%, methanol 8,6%, acetone 2,5%, Nước 9,8%, Acetone 2,8%, Methanol  8,6%, Magie 2,3%, Mangan 2,2%, Photpho 1,6%, Crom 1,2%, Canxi 1,1%, Kẽm 0,03%, Sắt 0,02%.

Tính vị và công dụng: Cây xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay và tính mát nên có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt cho cơ thể, giải độc, sát trùng các vết thương, chống viêm.

Công dụng của cây Xuyến Chi
Công dụng của cây Xuyến Chi

Cây Xuyến Chi và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Viêm gan vi rút:  20g lá và hoa xuyến chi, 20g chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), 15g bồ bồ, 15g cam thảo đất,12g hạt dành dành, sắc lấy nước mỗi ngày 1 thang.
  • Viêm gan vàng da do thấp nhiệt: Sắc lấy nước 30-60g xuyến chi, hoặc cho thêm vào 30-60g đại táo. Ngày 1 thang.
  • Trị chứng đau nửa đầu: 30g xuyến chi, 20g trân châu mẫu, và 3 quả đại táo. Sắc lấy nước uống ngày lần.
  • Chữa đại, tiểu tiện xuất huyết: Sắc lấy nước uống từ 30-60g xuyến chi.
  • Dạ dày bị trướng đau: Hầm chín 45g xuyến chi với 100g thịt lợn, cho chút gia vị và rượu vào hầm cùng, ăn trước bữa ăn.
  • Trẻ bị sốt cao: 20g lá và hoa xuyến chi, sài đất 20g, giã nát lọc lấy nước cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày, bã thuốc đắp vào gam bàn chân cho trẻ.
  • Đau lưng do làm quá sức: 150g xuyến chi, 250g đại táo, cho thêm đường đỏ và chút rượu trắng, đun lửa nhỏ cho táo nhừ, chắt lấy nước uống 4-5 lần trong ngày. Sử dụng liên tục 10 ngày.
  • Đau lưng do thận hư: 60g xuyến chi, 30g hồng táo. Đun lấy nước, uống 2 lần trong ngày.
  • Viêm ruột thừa: Sắc lấy nước 60g xuyến chi, thêm vào 60ml mật ong. Chia thành 2 lần uống trong ngày.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Trầu có công dng gì?

Cây Trinh Nữ Hoàng Cung có công dụng gì?

Cây Húng Giổi có công dụng gì? 

Cây Ngọc Cẩu có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x