Thảo dược

Cây Chuối Rừng có công dụng gì?

Cây Chuối Rừng là cây mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Chuối Rừng

Tên thường gọi: Chuối Rừng, Chuối Hoang Nhọn.

Tên khoa học: Musa acuminata Colla.

Thuộc họ: Chuối – Musaceae.

Mô tả: Cây có thân giả cao tới 3-4m, lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía, cuống màu xanh có sọc màu đỏ, buồng mọc ngang hoặc thông, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Quả có xu hướng vểnh lên trên, vỏ quả màu vàng, thịt màu trắng hoặc màu vàng vàng, có thể có hột tròn dẹp dẹp.

Cây Chuối Rừng
Cây Chuối Rừng

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ quả, lõi thân – Radix Exocarpium et Caulis Musae Acuminatae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô.

Công dụng của cây Chuối Rừng

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Rễ làm an thai, vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu. Người ta cũng dùng thân giả của chuối rừng làm rau ăn. Bóc lớp bẹ lá già bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát để ăn ghém, xào hoặc muối dưa. Còn bắp chuối cùng bóc bỏ các mo già, thái phần non ngâm nước, rửa nhiều lần cho bớt chát, làm nộm, xào ăn. Thân rễ (củ) chứa nhiều bột, sau khi cạo bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ, có thể nấu canh hay xào ăn.

Công dụng của cây Chuối Rừng
Công dụng của cây Chuối Rừng

Chuối Rừng và các bài thuốc

Bài thuốc: 

  • Trị Sỏi Bàng Quang: Quả chuối hột rừng xanh đem rửa sạch thái lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô, sao vàng hạ thổ trong 3 – 5 ngày. Mỗi lần sử dụng 50 – 100g sắc với nửa lít nước. Lấy nước đó chia làm 2 lần uống trong ngày, nên uống khi no.
  • Trị Thấp Khớp, Đau Sườn Lưng Và Tay Chân Nhức Mỏi: 200g hạt chuối hột rừng đem giã nhỏ, ngâm với 1 lít rượu gạo 50 độ trong 10 ngày là dùng được. Mỗi lần dùng từ 1 đến 2 ly nhỏ uống trước khi ăn và trước lúc đi ngủ. Sử dụng loại rượu này trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả.
  • Trị Sỏi Sỏi Thận: Hạt chuối hột rừng rang giòn, xay nhỏ rồi rây thành bột mịn. Mỗi lần dùng 2 thìa bột chế với nước sôi, uống liên tục trong khoảng 30 ngày thấy hiệu quả.
  • Tiêu Chảy – Đau Bụng: Vỏ quả chuối hột rừng chín, đem làm sạch, thái nhỏ,  phơi khô. Mỗi lần sử dụng 4 – 8g hãm với nước sôi uống, ngày uống 2 lần.
  • Đau Bụng Kinh Niên: Cam thảo 2g, quế chi 4g, vỏ chuối hột rừng 40g sao vàng, nghiền thành bột mịn. Cho ít mật ong vào làm thành viên, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần cùng nước ấm.
  • Acid Đóng Cặn Trong Bàng Quang Và Thận: Hoa chuối hột rừng tươi đem sắc nước uống nhiều lần trong ngày thay nước thường.
  • Chống Táo Bón: Ăn hoa chuối hột rừng để bổ sung chất xơ.
  • Trị Tiêu Độc, Bổ Phổi Và Mát Phổi: Hoa và lá cây chuối hột rừng tươi, đem làm sạch và nấu nước uống.
  • Trị Chứng Nôn Ra Máu – Băng Huyết: Mốc cây cau 20g, lá chuối hột rừng (phơi khô) 10g và tinh tre 20g. Đem đốt, rồi nghiền thành bột mịn hòa với nước uống.
  • Háo Khát, Mê Sảng, Sốt Cao Và Cảm Nóng: Đem củ chuối hột rừng rửa sạch, bỏ vỏ ngoài rồi giã lấy nước uống.
  • An Thai: Rễ cây móc và củ chuối hột rừng mỗi vị 10 – 12g đem sắc uống hàng ngày trong thời gian đầu mới mang thai.
  • Đau Nhức Răng: Đem thân cây chuối hột rừng non rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn sau đó nướng chín rồi ép lấy nước. Hòa thêm một ít muối vào rồi ngậm và nhổ ra.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Chuối Hột có công dụng gì?

Cây Chuối Rẻ Quạt có công dụng gì?

Cây Chuối có công dụng gì? 

Cây Chuối Cô Đơn có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x