Thảo dược

Cây Mắc Cỡ có công dụng gì?

Mắc Cỡ, loài cây nhỏ, phân nhiều nhánh, có gai hình móc.Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như  chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của Mắc Cỡ

Tên thường gọi: Mắc Cỡ, Xấu Hổ, Trinh Nữ.

Tên khoa học: Mimosa pudica L.

Thuộc họ: Ðậu – Fabaceae.

Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, có gai hình móc.Lá kép lông chim chẵn hai lần, nhưng cuống phụ xếp như  chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại. Mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa có màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài, ở nách lá. Cụm quả có hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng. Ra hoa quả tháng 6-8.

Cây Mắc Cỡ
Cây Mắc Cỡ

Bộ phận sửu dụng: Toàn cây – Herba Mimosae Pudicae, thường gọi Hàm Tu Thảo.

Nơi sống và thu hái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới được truyền vào nước ta, mọc ở ven đường đi, các bãi cỏ bờ bụi. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hay phơi khô. Rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Dược tính và công dụng của cây Mắc Cỡ

Thành phần hoá học: Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, có tác dụng an thần, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiệu.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: thường dùng trị

  • Suy nhược thần kinh, mất ngủ.
  • Viêm phế quản.
  • Suy nhược thần kinh ở trẻ em.
  • Viêm kết mạc cấp.
  • Viêm gan, viêm ruột non.
  • Sỏi niệu.
  • Phong thấp tê bại.
  • Huyết áp cao.
Công dụng của cây Mắc Cỡ
Công dụng của cây Mắc Cỡ

Rễ cây cũng được dùng uống trị sốt rét, kinh nguyệt khó khăn, hen suyễn, dùng gây nôn. Hạt dùng trị hen suyễn và gây nôn.

Cây Mắc Cỡ và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.
  • Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
  • Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi loại 20g, rễ Ðinh lăngCam thảo dây, mỗi vị
  • Huyết áp cao: Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Hoàng Đằng có công dụng gì?

Cây Nấm Hương có công dụng gì?

Cây Na có công dụng gì? 

Cây Mỏ Quạ có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x