Thảo dược

Cây Sơn Tra có công dụng gì?

Cây Sơn Tra có vị chát, ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu tích trệ, hoá đờm rãi, thông ứ trệ, giải độc cá thịt.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Sơn Tra

Tên thường gọi: Sơn Tra, Gan, Pom Rừng.

Tên khoa học:  Malus doumeri (Bois) Chev.

Thuộc họ: Hoa hồng – Rosaceae.

Mô tả: Cây thân gỗ cao 10-15m (đến 30m). Cành non có gai và sửo hữu các lông. Lá có hình trứng, mọc so le, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa, lúc non có lông, sau nhẵn, cuống dài khoảng 2-4cm, lá kèm cao khoảng 5mm, mau rụng. Cụm hoa hình tán ở nách lá, gồm 3-7 hoa có màu trắng, nhị 30-50; bầu 5 ô, có hạch hình cầu hơi dẹt, khi chín có màu vàng lục, đầu có u vì gốc vòi nhuỵ và lá đài còn để lại dấu vết. Hạt có màu nâu sẫm. Ra hoa tháng 12-3, ra quả tháng 9-11.

Cây Sơn Tra
Cây Sơn Tra

Bộ phận sửu dụng: Quả – Fructus Mali Doumeri.

Nơi sống và thu hái: Loài phân tán trong rừng rậm thường xanh, núi cao 1500-2000m. Lá rụng vào mùa đông. Có nhiều ở rừng Tu Mơ Rông (Kon Tum) và Lang Bian (Lâm Đồng). Cũng được trồng ở miền núi để lấy quả. Thu hái quả vào mùa thu – đông, thái từng khoanh, phơi khô.

Dược tính và công dụng của cây Sơn Tra

Thành phần hoá học: Có tanin, đường, acid tartric, acid citric.

Tính vị, tác dụng: Có vị chát, ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu tích trệ, hoá đờm rãi, thông ứ trệ, giải độc cá thịt.

Công dụng: Quả ăn được và thường dùng chữa:

  • Ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, đau bụng do ứ huyết sau khi sinh.
  • Cao huyết áp.
  • Trẻ em cam tích.
Công dụng của Cây Sơn Tra
Công dụng của Cây Sơn Tra

Ngày dùng 8 – 20g dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc bột hoặc viên.Dùng ngoài chữa chốc lở, lở sơn; dùng quả nấu nước để tắm, rửa.

Bài thuốc:

  1. Tích trệ, bụng đầy: Quả Sơn Tra 20g, Chỉ Xác 12g, Hậu Phác 8g sắc uống.
  2. Lỵ ra máu mũi, trẻ em cam tích: Quả Sơn tra 30g sắc uống.
  3. Thức ăn không tiêu, bụng trướng đầy, nôn oẹ: Sơn tra, thanh bì, mộc hương liều lượng bằng nhau nghiền bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, chiêu với nước sôi.

    Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

    Xem thêm:

    Cây Gừng có công dụng gì?

    Cây Rau Răm có công dụng gì?

    Cây Ngải Cứu có công dụng gì? 

    Cây Rau Mùi có công dụng gì?

    Fan PageThanh Vân Các

    Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

    Giới thiệu về Thanh Vân Các

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x