Thảo dược

Cây Tam Thất có công dụng gì?

Cây Tam Thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Tam Thất
Tam Thất

Mục lục

Đặc điểm của cây Tam Thất

Tên thường gọi: Tam thất, Sâm tam thất, Kim Bất Hoán.

Tên khoa học: Panax pseudoginseng Wall.

Thuộc họ: Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây thân thảo sống nhiều năm, thân cao từ 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một, cuống lá chung dài khoảng 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt, cuống lá chét dài 0,6- 1,2cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân, hoa có màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt hình cầu, có màu trắng. Ra hoa vào tháng 5-7, quả chín vào tháng 8-10.

Cây Tam Thất
Cây Tam Thất

Bộ phận sử dụng: Rễ củ – Radix Panacis Pseudo-Ginseng, (Tam thất)

Nơi sống và thu hái: Loài của phía Nam Đông Á và phía Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều từ lâu ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao lạnh 1200-1500m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm, gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm có khi đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt. Rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô.

Dược tính và công dụng của cây Tam Thất

Thành phần hóa học: Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca.

Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.

Công dụng của cây Tam Thất
Công dụng của cây Tam Thất

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Tam Thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do đâm chém, đòn ngã tổn thương.Tam thất có hiệu quả tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược, thuốc chế từ củ Tam thất dùng để hồi lại sức của những người đã trải qua bệnh nặng, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ bị yếu, Tam thất còn làm tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh.

Gần đây, Tam thất cũng được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cỏ Bợ có công dụng gì?

Cây Cỏ Bờm Ngựa có công dụng gì?

Cây Cỏ Bạc Đầu có công dụng gì? 

Cây Chuối Cọ có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x