Thảo dược

Cây Đinh Lăng có công dụng gì?

Cây Đinh Lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Lá Đinh Lăng khô
Lá Đinh Lăng khô

Mục lục

Đặc điểm của cây Đinh Lăng

Tên thường gọi: Đinh lăng, Cây gỏi cá.

Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L,) Harms (Tieghempanax fruticosus R Vig.).

Thuộc họ: Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao khoảng 2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống. Có cụm hoa chuỳ ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, có màu trắng xám. Quả hình trứng, dẹt, có màu trắng bạc. Ra hoa tháng 4-7.

Bộ phận sư dụng: Rễ, thân và lá – Radix, Caulis et Folium Polysciatis.

Cây Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc từ các đảo tại Thái bình Dương được trồng chủ yếu để làm cảnh ở các đình chùa, các vườn gia đình. Từ năm 1961, do biết tác dụng bổ dưỡng của rễ Đinh lăng, người ta trồng nhiều ở các bệnh viện, trạm xá, vườn thuốc. Cây có khả năng tái sinh, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Người ta thường trồng chủ yếu bằng cách giâm cành, chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn khoảng 15- 20cm, cắm nghiêng xuống đất. Trồng vào tháng 2-4 hoặc tháng 8-10. Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm nhiều màu. Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt), đem rửa sạch phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, đem rễ tẩm nước gừng tươi 5% sao qua, rồi tẩm 5% mật ong hoặc mật mía. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Dược tính và công dụng của cây Đinh Lăng

Thành phần hoá học: Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn.

Tính vị, tác dụng: Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình, lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn uống Đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít độc hơn cả nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.

Công dụng của cây Đinh Lăng
Công dụng của cây Đinh Lăng

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.

Đinh Lăng và các bài thuốc

Bài thuốc: 

Viêm gan: rễ đinh lăng 12g; biển đậu, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; nghệ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thiếu máu: rễ đinh lăng, mỗi vị 100g, 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: lá đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

Bồi bổ cho sản phụ, người mới ốm dậy: lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Ho suyễn lâu năm: lấy rễ đinh lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8g, xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Những lưu ý khi sử dụng cây Đinh Lăng

  • Khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.
  • Thành phần Saponin có trong rễ ,chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều lượng cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Mùi Tàu có công dụng gì?

Cây Hà Thủ Ô có công dụng gì?

Cây Ngải Cứu có công dụng gì? 

Cây Sơn Tra có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x