Thảo dược

Cây Hẹ có công dụng gì?

Cây Hẹ loài cây của vùng ôn đới Đông Á, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Lá Hẹ
Lá Hẹ

Mục lục

Đặc điểm của cây Hẹ

Tên thường gọi: Hẹ.

Tên khoa học: Allium tuberosum Rotller ex Spreng.

Thuộc họ: Hành – Alliaceae.

Mô tả: Cây thân thảo nhỏ sống nhiều năm, cao khoảng 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài khoảng 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa màu trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa có màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, có màu đen. Ra hoa vào tháng 7-8, ra quả vào tháng 8-9.

Bộ phận sửu dụng: Hạt – Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử. Toàn cây cũng đều dùng được.

Cây Hẹ
Cây Hẹ

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng ôn đới Đông Á, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng. Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt.

Dược tính và công dụng của cây Hẹ

Thành phần hóa học: Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C.

Tính vị, tác dụng: Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Hạt Hẹ dùng chữa chứng mộng tinh, di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tả và chứng đàn bà bạch đới và ỉa chảy. Còn dùng chữa viêm tiền liệt tuyến. Rễ Hẹ là vị thuốc tẩy giun kim rất nhẹ nhàng và hiệu nghiệm.

Công dụng của cây Hẹ
Công dụng của cây Hẹ

Cây Hẹ và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Cổ họng khó nuốt: 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
  • Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần.
  • Viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ
  • Côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ giã vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò
  • Hen suyễn nguy cấp: Một nắm Lá Hẹ, sắc uống.
  • Chảy máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
  • Trẻ bị ho: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
  • Giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.
  • Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, liều lượng như nhau, dùng chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.
  • Sản hậu chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Sắn Dây có công dụng gì?

Cây Hà Thủ Ô có công dụng gì?

Cây Rau Má có công dụng gì? 

Cây Nhót có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x