Thảo dược

Cây Khế có công dụng gì?

Khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua và se, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau...

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Quả Khế
Quả Khế

Mục lục

Đặc điểm của cây Khế

Tên thường gọi: Khế.

Tên khoa học: Averrhoa carambola L.

Thuộc họ: Chua me đất – Oxalidaceae.

Mô tả: Cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim gồm 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng, có hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, nụ hoa có hình cầu. Hoa màu hồng hoặc tím. Đài hoa có 5 lá đài thuôn mũi mác, ngắn bằng nửa tràng. Tràng gồm 5 cánh hoa mỏng, tròn ở ngọn, dính với nhau ở 1/3 dưới, 5 nhị đối diện với các lá đài xen kẽ với 5 nhị lép. Bầu có hình trứng, phủ lông tơ, 5 lá noãn tạo thành 5 ô, mỗi ô đựng 4 noãn, vòi ngắn, đầu nhuỵ phồng. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Ra hoa vào tháng 4-8, quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng: Vỏ, quả, hoa, lá và rễ – Cortex, Fructus, Flos, Folium et Radix Averrhoae Carambolae.

Cây Khế
Cây Khế

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Nam Á – Đông Nam Á, mọc hoang và cũng thường trồng. Các giống thường gặp là khế chua và khế ngọt. Thu hái vỏ, thân, rễ quanh năm. Thu hái hoa và quả theo thời vụ.

Dược tính và công dụng của cây Khế

Thành phần hoá học: Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Trong quả khế có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P.

Tính vị, tác dụng: Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua và se, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình;có tác dụng trừ sốt rét.

Công dụng: Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính. Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập, mụn nhọt và viêm mủ da. Hoa trị sốt rét, trẻ em kinh giản; còn chữa chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, kiết lỵ. Vỏ cây chữa ho, trẻ em lên sởi, giúp sởi mọc tốt.

Công dụng của cây Khế
Công dụng của cây Khế

Cây Khế và các bài thuốc

Đơn thuốc:

  • Lở sơn, mày đay: Lá Khế 20g hay hơn, nấu nước uống trong, lá tươi giã đặp ngoài, hoặc nấu nước tắm.
  • Sổ mũi, đau họng: Quả Khế tươi 90-120g ép lấy nước uống.
  • Sưng lách sinh sốt: Quả Khế tươi chiết dịch và uống với nước nóng.
  • Lá lách sưng to gây sốt cao: Quả khế chua tươi. Ép lấy nước và uống cùng với nước ấm.
  • Bài thuốc chữa chứng bí tiểu và đau đầu:  Lá khế tươi 100g (sao thơm).Sắc với 750ml còn 300ml, đem chia thành 2 lần uống và dùng trước khi ăn.
  • Tiểu tiện không thông, choáng váng, đau đầu: chanh tươi 20 – 40g và lá khế tươi 100g.Đem ngâm rửa sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước. Chia thành 2 lần uống và dùng trước khi ăn.
  • Chữa mẩn ngứa và dị ứng ngoài da: Lá khế tươi. Giã nát thoa lên vùng da cần điều trị. Nếu dị ứng nặng, nên dùng đồng thời với nước sắc từ vỏ núc nác.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Vừng có công dụng gì?

Cây Mồng Tơi có công dụng gì?

Cây Hồi có công dụng gì? 

Cây Long Não có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x