Thảo dược

Cây Khoai Sọ có công dụng gì?

Khoai Sọ, loài cây thân thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi có hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2- 3 thành nhiều củ con sít nhau. Lá có hình khiên, dài tới 20-50cm,...

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Củ Khoai Sọ
Củ Khoai Sọ

Mục lục

Đặc điểm của cây Khoai Sọ

Tên thường gọi: Khoai sọ, Khoai môn .

Tên khoa học: Colocasia antiquorum Schott (C. esculenta Schott, var. antiquorum (Schott) Hubb.).

Thuộc họ: Ráy – Araceae.

Mô tả: Cây thân thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi có hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2- 3 thành nhiều củ con sít nhau. Lá có hình khiên, dài tới 20-50cm, gốc có hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1-2cm. Mo màu vàng nhạt, ống thuôn, có màu lục nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Trục hoa ngắn hơn mo, có 4 phần, phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nửa là phần hoa đực dài gấp đôi phần hoa cái, cuối cùng là phần không sinh sản, nhọn mũi. Hoa không có bao hoa, hoa đực có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ.

Bộ phận dùng: Củ và lá – Rhizoma et Folium Colocasiae Antiquori.

Cây Khoai Sọ
Cây Khoai Sọ

Nơi sống và thu hái: Cây mọc dại và cũng được trồng ở các vùng nông thôn để lấy củ ăn. Người ta đã tạo được nhiều giống địa phương.

  • Mống Hương, cây nhỏ, trồng ở đồng màu, ruột củ màu phớt vàng hay hồng, ăn ngon.
  • Mống Riềng, năng suất cao nhưng ăn ngứa.
  • Khoai Đốm, cây cao, có thể trồng trên cạn hay dưới nước, củ ăn rất ngứa.

Nói chung, Khoai sọ trồng ở ruộng không thoát nước thường ngứa. Thường được trồng vào tháng 11-12, thu hoạch vào tháng 7 ở Bắc bộ. Có thể trồng Khoai sọ ở nhiều loại đất.

Dược tính và công dụng của cây Khoai Sọ

Thành phần hoá học: Trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa nước 60g, protid 1,8, lipid 0,1, glucid 26,5, cellulose 1,2, tro 1,4 và 64mg calcium, 75mg phosphor, 1,5mg sắt, 0,02mg caroten, 0,06mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP, 4mg vitamin C. Trong 100g củ Khoai sọ khô có 15g nước, 3,1g protid, 2,2g lipid, 73g glucid, 3,1g cellulose, 3,6g chất khoáng toàn phần.

Tính vị, tác dụng:

  • Củ Khoai Sọ mọc dại thường có màu tím, ăn thì phá khí, không bổ. Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, hạ khí đầy, bổ hư tổn.
  • có vị cay, tính lạnh, trợn, có tác dụng trừ phiền, trị đi ngoài phân dạng lỏng.
  • Hoa khoai sọ: Vị the, tính bình, có độc, chữa đau dạ dày, thổ huyết, sa tử cung, trĩ sang (trĩ lở loét), thoát giang (sa trực tràng)…

Công dụng: Củ dùng ăn chữa được hư lao yếu sức. Ta thường luộc để ăn chống đói, nấu canh với rau Rút, cua đồng hoặc nấu với cá quả, cá diếc. Dùng ngoài chữa phong ngứa, mụn mủ. Lá sắc uống dùng chữa phụ nữ có mang tâm phiền mê man, thai động không yên. Dùng ngoài giã lá tươi đắp chữa rắn cắn, ong đốt hay mụn nhọt. Ngoài ra, dọc lá có thể muối dưa ăn hay làm thức ăn xanh cho lợn.

Công dụng của cây Khoai Sọ
Công dụng của cây Khoai Sọ

Khoai Sọ và các bài thuốc

Bài thuốc:

  1. Trên mình nổi phong ngứa: Nấu củ Khoai sọ lấy nước tắm rửa.
  2. Trẻ em đầu bị mò, lở chảy mủ nước: Củ Khoai sọ to giã nhỏ đắp vào.
  3. Viêm thận mạn tính: Khoai sọ rửa sạch, thái lát, rang cháy đen, nghiền thành bột mịn, thêm đường đỏ vào trộn đều. Mỗi lần uống 30 g, ngày uống 2 lần.
  4. Gân cốt đau nhức, sưng tấy: Khoai sọ, gừng tươi, có liều lượng bằng nhau, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần

Những lưu ý khi sử dụng Khoai Sọ

  • Vứt bỏ các phần bị hỏng và mọc mầm để tránh gây ngộ độc.
  • Không gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất một lượng lớn protein trên vỏ.
  • Đeo găng tay khi gọt để tránh gây kích ứng da do khoai sọ có thể gây ngứa.
  • Khi chế biến thành món ăn, nên ngâm kỹ và nấu chín để giảm bớt hàm lượng Calci Oxalat.
  • Ăn khoai sọ do có thể làm tăng lượng đờm và làm việc phục hồi trở nên lâu hơn. Người bị đờm không nên ăn
  • Không nên cho trẻ ăn khoai sọ nhiều vì hệ tiêu hóa của trẻ em yếu nên tiêu hóa khoai tương đối chậm.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Ngọc Lan Hoa Trắng có công dụng gì?

Cây Vạn Tuế có công dụng gì?

Cây Địa Hoàng có công dụng gì? 

Cây Sim có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x