Bệnh Lý

Triệu chứng của bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang là căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Viêm Xoang là gì?

Viêm xoang còn được gọi là viêm mũi xoang, là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc hô hấp lớp lót trong các xoang cạnh mũi. Khi bị viêm xoang, lớp niêm mạc phù nề gây tăng tiết dịch nhầy, trong khi phù nề thu hẹp đường kính các lỗ xoang khiến cho dịch không thoát ra ngoài được dẫn đến tắc nghẽn xoang. Tác nhân gây nên tình trạng này là vi trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng.

Viêm Xoang
Viêm Xoang

Triệu chứng bao gồm ngạt mũi, chảy mũi mủ, và đau mặt hoặc nặng vùng mặt; đôi khi đau đầu, đau nhức sọ mặt, hoặc có sốt. Nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và khỏi trước 4 tuần thì được gọi là Viêm Xoang Cấp Tính. Còn nếu kéo dài trên 3 tháng và tái đi tái lại thì gọi là Viêm Xoang Mãn Tính.

Triệu chứng của bệnh Viêm Xoang

Các triệu chứng thường gặp của Viêm Xoang mà bệnh nhân cần lưu ý và kiểm tra hàng ngày

  • Đau nhức.
  • Chảy dịch.
  • Nghẹt mũi.
  • Điếc mũi.
  • Ho, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
  • Sốt.
  • Thấy bị đè nặng hoặc đau ở trán hoặc mặt.
  • Rát cổ họng.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm Xoang

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Viêm Xoang bao gồm:

  • Bị viêm nhiễm, tăng cơ hội nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm nấm.
  • Người có các khối u trong mũi và trong khu vực xoang dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang.
  • Do các rối loạn di truyền như xơ nang.
  • Ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm Xoang
Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm Xoang
  • Dị ứng: Cơ thể khi bị dị ứng với thức ăn, dị ứng thời tiết, hóa chất độc hại… khiến niêm mạc mũi bị sưng, phù nề dẫn tới tình trạng bít lỗ thông xoang, gây tắc, nhiễm trùng và viêm xoang.
  • Hệ miễn dịch kém: Khi sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể kém, các vi khuẩn rất dễ tấn công, gây suy yếu niêm mạc đường hô hấp và rối loạn hệ thần kinh thực vật… dẫn tới viêm xoang.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Không vệ sinh cá nhân thường xuyên, không rửa sạch tay trước khi ăn uống… vi khuẩn sẽ có điều kiện để tấn công vào mũi, gây viêm mũi và viêm xoang.
  • Sử dụng chất kích thích như thuốc lá.

Phòng ngừa bệnh Viêm Xoang

Một số cách phòng ngừa bệnh Viêm Xoang, có thể áp dụng một số cách sau:

  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm.
  • Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá…
  • Tránh hít luồng không khí lạnh, khô, không để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, khi ngồi làm việc.
  • Giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa.
  • Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.
  • Lỡ nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong.
  • Tránh stress như khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều.
Cách phòng ngừa bệnh Viêm Xoang
Cách phòng ngừa bệnh Viêm Xoang

Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Xoang

Bệnh Viêm Xoang có thể điều trị bằng một số phương pháp sau:

  • Khí dùng, rửa xoang bị viêm bằng dung dịch nóng ẩm.
  • Thuốc co mạch tại chỗ.
  • Nước muối rửa mũi.
  • Xịt mũi Corticosteroid.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Phẫu thuật.

Để giảm Viêm Xoang, có một số mẹo sau: 

  • Để loại bỏ màng nhầy có thể xịt rửa mũi bằng nước muối nhiều lần trong ngày.
  • Bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khi ngủ nên gối cao đầu giúp giảm tụ dịch nhầy và hít thở dễ hơn.
  • Trong trường hợp viêm xoang nặng cần tiến hành phẫu thuật để tránh biến chứng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ. Khi nghỉ ngơi, cơ thể sản sinh các bạch cầu để chống lại vi khuẩn và virus. Ngoài ra nghỉ ngơi giúp giảm áp lực xoang, tăng thời gian hồi phục.
  • Áp dụng các bài tập thở sâu, thiền, yoga để thư giãn và giảm đau.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, trời mưa, phòng ngừa cảm cúm chuyển thành viêm mũi xoang.
Biện pháp điều trị bệnh Viêm Xoang
Biện pháp điều trị bệnh Viêm Xoang

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Viêm Xoang

Những bài thuốc Đông Y được dùng để điều trị viêm xong như:

  • Trị bằng tỏi: Dùng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày hoặc thực hiện xông mũi với tinh dầu tỏi.
  • Trị bằng gừng: Xông hơi nước gừng, chườm ấm bằng nước gừng hoặc uống trà gừng.
  • Trị bằng lá kinh giới: 1 nắm lá kinh giới tươi ngâm nước muối loãng 10 phút, để ráo rồi vò nhẹ. Đun sôi cùng 1 lít nước khoảng 10 phút. Đổ nước ra tô lớn, thêm vào 1 ít muối khuấy cho tan, xông mũi khoảng 15 phút.
  • Trị bằng rau diếp cá: 1 nắm lá diếp cá tươi ngâm nước muối loãng 10 phút, lặp lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo nước, giã nát thảo dược, vắt lấy nước cốt rồi bỏ vào lọ thuốc nhỏ mắt đã dùng hết. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi, nhỏ nước cốt diếp cá vào mũi 2 – 3 giọt, thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Trị bằng nghệ: 1 thìa cà phê tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất Cho vào ly rồi đổ 150ml nước ấm vào, khuấy đều rồi uống trực tiếp. Uống 1 ly/ ngày trong liên tục nhiều ngày để làm giảm triệu chứng bệnh.
  • Trị bằng Kim Ngân Hoa: 16g kim ngân hoa, 16g ké đầu ngựa, 16g ngư tinh thảo, 12g mạch môn và 8g chi tử, cho vào ấm, cho vào 5 bát nước đun đến khi cạn còn 2 bát, bỏ bã thuốc, chia nước sắc làm 3 – 4 lần uống/ ngày.
  • Ngâm chân với ngải cứu: 1 nắm ngải cứu tươi ngâm trong nước muối loãng 10 phút, lặp lại vài ba lần cho sạch rồi để ráo, dùng ấm đun sôi cùng 1 lít nước trong 10 phút. Đổ ra chậu, pha thêm nước lã vào cho ấm, Dùng ngâm chân khoảng nửa tiếng trước khi đi ngủ.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Tìm hiểu về bệnh Đau Nửa Đầu

Các cây thảo dược thông dụng

Tổng hợp các loại bệnh

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x