Thảo dược

Cây Ngải Cứu có công dụng gì?

Cây Ngải Cứu, cây của miền Âu Á Ôn Đới, mọc hoang và thường được trồng. Thu hái các ngọn cây có hoa và lá,...

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Ngải Cứu
Ngải Cứu

Mục lục

Đặc điểm của cây Ngải Cứu

Tên thường gọi: Ngải cứu, Thuốc cứu.

Tên khoa học:  Artemisia vulgaris L.

Thuộc họ: Cúc – Asteraceae.

Mô tả: Cây thân thảo sống dai, cao khoảng 1m, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thuỳ theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới màu trắng xanh, có lông. Hoa đầu có màu lục nhạt, xếp thành chùm xim. Ra hoa quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất và lá hay Ngải Diệp – Herba et Folium Artemisiae Vulgaris.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Âu Á Ôn Đới, mọc hoang và thường được trồng. Thu hái các ngọn cây có hoa và lá, dùng tươi hay phơi trong râm cho đến khô dùng dần. Nếu tán nhỏ rồi rây lấy phần lông màu trắng và bột, gọi là Ngải Nhung dùng làm mồi cứu.

Cây Ngải Cứu
Cây Ngải Cứu

Dược tính và công dụng của cây Ngải Cứu

Thành phần hoá học: Trong cây có tinh dầu (0,2-0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, – thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin. Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi tới 30%.

Tính vị, tác dụng: Ngải Cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu. Ở một số quốc gia người ta cho biết cây có tác dụng điều kinh, trị giun, kháng sinh và lợi tiêu hoá; rễ bổ và kháng sinh.

Công dụng: Thường dùng chữa:

  • Chảy máu chức năng tử cung (băng huyết, lậu huyết, bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh), đe doạ sẩy thai.
  • Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó khăn do thiếu máu và các nguyên nhân khác.
  • Dùng ngoài trị bụng lạnh đau, đau dạ dày, đau khớp, eczema, ngứa.
Công dụng của cây Ngải Cứu
Công dụng của cây Ngải Cứu

Cây Ngải Cứu và các bài thuốc

Bài thuốc

Điều kinh: 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Dùng mỗi ngày.

An thai:16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

Sơ cứu vết thương: Lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

Mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong vòng 1-2 tuần.

Lưu thông máu lên não: 1 nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.

Suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Gừng có công dụng gì?

Cây Rau Răm có công dụng gì?

Cây Hướng Dương có công dụng gì? 

Cây Rau Mùi có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x