Thảo dược

Cây Quýt có công dụng gì?

Cây Quýt có nguồn gốc ở Ấn Ðộ và Đông Á, được trồng khắp nơi để lấy quả, nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nam Hà, Hà Bắc...

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Quả Quýt
Quả Quýt

Mục lục

Đặc điểm của cây Quýt

Tên thường gọi:  Quýt, Quýt Xiêm.

Tên khoa học: Citrusreticulata Blanco.(C.nobilis Lour var.deliciosa Swingle. C.deliciosa- Tenore).

Thuộc họ: Cam – Rutaceae.

Mô tả: Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành sở hữu các gai. Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép. Hoa nhỏ, có màu trắng, ở nách lá. Quả có hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hoặc đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm; hạt màu xanh. Ra hoa vào tháng 3-4, ra quả vào tháng 10-12.

Bộ phận sử dụng:

  • Vỏ quả Quýt chín – Pericarpium Citri Reticulatae, gọi là Trần Bì.
  • Vỏ quả còn xanh – Pericupium Citri Reticulatae Viride, thường gọi là Thanh Bì.
  • Vỏ quả ngoài – Exocarpium Citri Rubrum, gọi là Quất Hồng.
  • Hạt quýt – Semen Citri Reticulatae, gọi là Quất Hạch.
  • Người ta còn dùng lá Quýt.
Cây Quýt
Cây Quýt

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở Ấn Ðộ và Đông Á, được trồng khắp nơi để lấy quả, nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nam Hà, Hà Bắc, Bắc Thái. Thu hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi khô làm Trần bì, Trần bì để càng lâu càng tốt; để lấy vỏ quả ngoài gọt hết lớp vỏ trong; quả còn xanh bóc lấy vỏ phơi khô dùng làm Thanhh bì. Hạt Quýt lấy ở quả chín phơi khô làm Quất hạch.

Dược tính và công dụng của cây Quýt

Thành phần hóa học: Trong vỏ có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50% và loại dầu cam rụng 0,50%. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5%, d và dl-limonene 2,5% tương ứng với 2 loại dầu  và linalool 15,4%. Còn có một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl. Dịch của quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa 0,5% tinh dầu. Hạt cũng có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng:

  • Hoa kích thích
  • Quả Quýt (chủ yếu là dịch), có vị chua ngọt, tính mát; dùng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.
  • Vỏ Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.
  • Thanh Bì  vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá.
  • Trần Bì vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp.
  • Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm.
Công dụng của cây Quýt
Công dụng của cây Quýt

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. Vỏ và lá để chế tinh dầu.

  • Trần bì dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh.
  • Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.
  • Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
  • Ta còn dùng lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt).

Cây Quýt và các bài thuốc

Bài thuốc:

  1. Nôn mửa, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu hoặc buồn nôn: Trần bì, Hoắc Hương mỗi loại 8g, Gừng sống 3 miếng, sắc uống (Nam dược thần hiệu).
  2. Ho suyễn: Trần bì, Nam tinh, Ðình lịch, vỏ rễ Dâu, mỗi loại 12g sắc uống.
  3. Ho mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày.
  4. Ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đi lỏng: Sả 12g, Trần bì 16g, Sơn tra (sao cháy) 12g, sắc với 500ml nước, còn 200ml. Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tuỳ tuổi chia 3-4 lần uống (Dược liệu Việt Nam).
  5. Đau sưng tinh hoàn: Hột Quýt 12-20g sắc lên, pha thêm chút rượu vào uống.
  6. Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Hột Quýt 16g sắc uống.
  7. Hông sườn đau tức hay vú sưng đau: Thanh bì tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc lá Quýt 20g, dùng uống.
  8. Sốt rét: Vỏ Quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống trong 5-7 ngày.
  9. Ngoại thương, nội thương, tứ mùa cảm mạo, ho nóng, sốt rét, rối loạn tiêu hoá, trúng thực, đi ngoài phân dạng lỏng: Vỏ Quýt để lâu năm (sao) 25%, lá và búp ổi (sao) 25%, Gừng khô (sao) 25%, củ Bồ bồ nướng 15%, Hậu phác 10%, các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần.

Những lưu ý khi sử dụng Quýt

Mặc dù quýt là loại trái cây ngon, dễ ăn và có lợi cho sức khỏe nhưng nó lại là thực phẩm không có lợi cho một số người. Vì vậy, nếu bạn thuộc những nhóm đối tượng sau, nên hạn chế ăn quýt.
  • Những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa hạn chế ăn( Vì thế, những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương).
  • Người đang bị ho (Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại).
  • Say rượu (Khi say rượu nếu ăn quýt sẽ gây kích thích dạ dày, tạo nhiều axit hơn, dẫn tới chứng ợ nóng, trào ngược).
  • Trước khi đi ngủ (Lượng axit trong hai loại quả này sẽ làm dạ dày tăng sinh axit, dẫn tới đầy hơi, khó chịu).
  • Không ăn kết hợp quýt  ăn củ cải cùng nhau
  • Đang đói không nên ăn quýt

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Đào có công dụng gì?

Cây Đậu Bắp có công dụng gì?

Cây Dâu Hấu có công dụng gì? 

Cây Dứa có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x