Thảo dược

Cây Gừng có công dụng gì?

Cây Gừng loài cây của Châu Á và Châu Phi châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi khắp nơi để lấy củ ăn làm gia vị và làm chất kích thích thơm

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Củ Gừng
Củ Gừng

Mục lục

Đặc điểm của cây Gừng

Tên thường gọi: Gừng, Sinh Khương.

Tên khoa học: Zingiber officinale (Willd.) Roscoe.

Thuộc họ: Gừng – Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, có màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa màu hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa có màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, có màu tía với những chấm màu vàng. Nhị hoa có màu tím. Quả mọng.

Bộ phận sử dụng: Thân rễ (thường gọi là củ )- Rhizoma Zingiberis, có tên là Can Khương.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Châu Á và Châu Phi châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi khắp nơi để lấy củ ăn làm gia vị và làm chất kích thích thơm. Gừng tái sinh dễ chỉ cần dùng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân, vào cuối đông thì cây khô lá. Khi dùng làm thuốc, người ta đào thân rễ về, cắt bỏ thân lá và rễ tơ, rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.

Cây Gừng
Cây Gừng

Dược tính và công dụng của cây Gừng

Thành phần hoá học: Trong củ Gừng có 1-3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu  là a-  camphen, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.

Tính vị, tác dụng: Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô có vị cay nóng, tính hàn. Vỏ gừng tiêu phù thũng.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ngoài, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng.

Công dụng của cây Gừng
Công dụng của cây Gừng

Bài thuốc

  • Cảm mạo, phong hàn: Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống.
  • Co thắt ống tiêu hóa do lạnh: Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống.
  • Ho có đàm loãng do lạnh: Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống.
  • Hậu sản suy nhược, đau bụng râm râm: Gừng tươi 10g (cắt lát), đương quy 60g, thịt dê 100g, nấu canh.
  • Đau dạ dày,ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh: Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút.
  • Đau chấn thương, té ngã: Gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến. Dùng đắp tại chỗ
  • Giảm đau: Gừng tươi 1 lát, đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.
  • Khớp sưng đau, kéo căng: Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng. Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ.
  • Thủy thũng, bế niệu: Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao, vỏ rễ cây dâu mỗi thứ vừa đủ, sắc uống.

Những lưu ý khi sử dụng Gừng

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x