Thảo dược

Anh Đào có công dụng gì?

Anh Đào với rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, theo Đông Y Cổ Truyền và các bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ, được “mệnh danh” là vị thuốc quý của mùa xuân.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Anh Đào là loại quả mà chúng ta không còn quá xa lạ, tên gọi khác là Cherry. Đây là loại quả có một hạt duy nhất tương tự như mận, đào, hạnh nhân hoặc mơ. Cây ra hoa tháng 12 – tháng 1 và có quả từ tháng 2 đến tháng 4-5. Quả hạch hình cầu hay có dạng hình trứng, rộng 8 – 14mm, màu đỏ, có hạch cứng với thịt dày.

Quả Anh Đào
Quả Anh Đào

Mục lục

Đặc điểm của cây Anh Đào (Cherry)

  • Tên thường gọi: Cherry, quả Anh đào, 櫻桃, Cerise (theo tiếng pháp), Cerasum, Cerasus (theo tiếng Lating).
  • Tên khoa học: Prunnus cerasoides D. Don.

  • Thuộc họ: Rosaceae.

Bộ phận dùng: Toàn cây

  • Anh Đào Chi là dùng cành.
  • Anh Đào Hoa là dùng hoa.
  • Anh Đào Hạch là dùng hạt.
  • Anh Đào Thủy là dùng chất nước có trong cây.
  • Anh Đào Diệp là dùng lá.
  • Anh Đào Căn là dùng rễ.
Hoa Anh Đào
Hoa Anh Đào

Dược tính và công dụng của cây Anh Đào

Thành phần Hóa Học

  • Trong Anh Đào có chứa Genkwanin, Sakuranetin.
  • Nhân hạt chứa amydalin, plunasetin (isoflavon), sakurametin, pudumetin 3 (flavon). Vỏ cây chức flavonon glucosid là sakuranin và chacol glucosid một neosakuranin.
  • Có chứa Chất xơ, các khoáng chất quan trọng cho cơ thể (canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, selen…), ngoài ra còn 1 lượng nhỏ các Vitamin  thết yếu (A, C, B6, B12, E, thiamin, riboflavin,…) Beta carotene (Anh Đào Chua được chứng minh là có nhiều hơn quả Anh Đào Ngọt).
Hàm lượng chất có trong một cốc nước ép Anh Đào.
Hàm lượng chất có trong một cốc nước ép Anh Đào.

Dược lý: Có vị ngọt, tính bình, không độc.

Tại Ấn Độ các cành nhỏ của cây được dùng để thay thế acid hydrocyanic, nhân hạt dùng làm thuốc trị sỏi và sỏi thận.

Lợi ích của Anh Đào
Lợi ích của Anh Đào

Anh Đào và các bài thuốc

  • Bí tiểu tiện: 30g Hoa Anh Đào nấu với cháo (gạo tẻ, hoặc gạo nếp), ăn ngày 2 lần lúc đói. Bạn cũng có thể trộn hoa đào với bột nấu, hay nấu cháo cho nhừ, sử dụng ăn bình thường như một món ăn.
  • Sốt rét và sỏi thận:  10g Hoa Anh Đào sau khi đã nghiền nhỏ, sau đó hòa lẫn với một ít nước và uống.
Anh Đào và một số bài thuốc
Anh Đào và một số bài thuốc
  • Sỏi thận: Hoa Anh Đào và 6g hổ phách nghiền với nhau, hòa vào tô nước lớn, nấu trong thời gian một giờ đồng hồ, sau đó lọc lấy nước uống, sử dụng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Bệnh về đường ruột: 30g bột hoa đào với 100g bột mỳ, trộn thành hỗn hợp và sau đó đổ nước nóng vào, để nguội dần và sử dụng uống vào những lúc đói.

Những lưu ý khi sử dụng Anh Đào

Quả Anh đào một loại quả được rất nhiều người yêu thích , thế nhưng khi ăn loại quả này cũng cần chú ý cẩn trọng một số điều sau để tránh bị ngộ độc nhé.

  • Không nên ăn Quả Anh Đào và sử dụng các bộ phận khác quá nhiều dễ dẫn tới viêm ruột cấp tính.
  • Hạt của quả anh đào có độc, khi căn vỡ rất dễ gây ngộ độc.
  • Mỗi ngày chỉ nên ăn 200-400g quả Anh Đào.
  • Không nên kết hợp anh đào cùng Dưa Chuột, Cà Rốt, Gan Động Vật

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Bạc hà có tác dụng gì? 

Atiso có tác dụng gì?

Xả Dịu có tác dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Chia sẻ kiến thức 

Nơi chia sẻ thêm kiến thức sức khỏe

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x