Thảo dược

Cây Bách Hợp có công dụng gì?

Cây Bách Hợp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho, dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Cây Bách Hợp
Cây Bách Hợp

Mục lục

Đặc điểm của cây Bách Hợp

Tên thường gọi: Bách hợp hay Tỏi rừng

Tên khoa học: Lilium brownii F.E Brown var colchesteri Wilson

Thuộc họ: Hoa loa kèn – Liliaceae.

Hoa của cây Bách Hợp
Hoa của cây Bách Hợp

Mô tả: Cây thân thảo cao 0,5-1m, sống nhiều năm. Thân hình to, có màu trắng đục có khi phớt hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gẫy. Lá mọc so le, hình mắc thuôn, mép nguyên, dài khoảng 2-15cm, rộng 0,5-3,5cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to, hình loa kèn, dài 14-16cm, với 6 cánh hoa màu trắng hay hơi hồng. Quả nang 5-6cm có 3 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ có hình trái xoan.

Bộ phận sửu dụng: Thân hành – Bulbus Lilii. (Do có nhiều vẩy kết lại, xếp lớp chồng lên nhau nên Ðông Y gọi nó với tên là Bách hợp.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các thảm cỏ và bờ mương, rẫy vùng núi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang…) cũng có nơi trồng để lấy thân hành ăn. Trồng bằng giỏ như trồng Hành và Tỏi. Sau một năm, khi thu hoạch thường người ta ngắt hết hoa để cho củ to. Thu hoạch củ vào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về rửa sạch, tách riêng từng vẩy, nhúng nước sôi 5-10 phút cho vừa chín  tái, rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Công dụng và dược tính của cây Bách Hợp

Thành phần hoá học: Thân chứa Glucid 30%, Protid 4%, Lipid 0,1%, Vitamin C và Colchicein.

Tính vị, tác dụng: Bách hợp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho, dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Công dụng: Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn có thể dùng cho trường hợp chữa tim đập mạnh, phù thũng.

Một số tác dụng của Cây Bách Hợp
Một số tác dụng của Cây Bách Hợp

Cây Bách Hợp và các bài thuốc

Ðơn thuốc:

  • Ho lâu, phổi yếu, tâm thần suy nhược, lo âu, hồi hộp, buồn bực, ít ngủ ta dùng: Bách Hợp, Mạch Môn, Sinh Địa, 20g mội loại, Tâm Sen Sao 5g sắc uống.
  • Đau ngực, thổ huyết: Bách Hợp giã tươi, lấy nước uống.
  • Viêm phế quản: Bách Hợp 30g, Mạch Môn 10g, Bách Bộ 8g, Thiên Môn Đông 10g, Tang Bạch Bì 12g, Ý Dĩ Nhân 15g, sắc nấu với 1 lít nước, còn 400ml chia làm ba lần uống trong ngày.
  • Đại tiện ra máu: Hạt Bách Hợp tẩm rượu sao, tán nhỏ, ngày uống 6-12g.
  • Đau dạ dày mạn tính, thỉnh thoảng đau bụng: Bách Hợp 30g, Ô Dược 10g sắc để uống.
  • Tim đập mạnh, phù thũng: Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa ho, đau ngực, lao phổi, ho ra máu, thường dùng tươi giã nát, ép nước uống.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Bạch Hạc có công dụng gì?

Cây Sam Đá Ráp có công dụng gì? 

Cây Sâm Đại Hành có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6 

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x