Chè Dây có công dụng gì?
Chè Dây có vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.
Mục lục
Đặc điểm của cây Chè Dây
Tên thường gọi:Chè dây.
Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch.
Thuộc họ: Nho – Vitaceae.

Mô tả:
- Thân dây leo, cành hình trụ mảnh, tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp, gân bên 4-5 đôi, lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa có hình trứng; hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, màu đen, chứa 3-4 hạt.
- Ra hoa vào tháng 6, ra quả vào tháng 10.
Bộ phận dùng: Dây lá – Ramulus Ampelopsis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc dại theo bờ bụi ở nhiều nơi: Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An… tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Người ta thu hái dây lá tươi quanh năm.
Dược tính và công dụng của cây Chè Dây
Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Lá cũng dùng nấu nước uống thay chè. Viện Y học Cổ truyền Dân tộc đã sử dụng Chè dây dạng cao khô để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng.

Cây Chè Dây và các bài thuốc
Bài thuốc
- Viêm đau dạ dày tá tràng: 10 – 15g lá chè dây ở dạng khô hoặc đã sao vàng. Cho dược liệu vào ấm pha trà rồi cho vào 1 ít nước sôi lắc nhẹ và đổ nước đi. Tiếp tục cho thêm 100ml nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút. Uống khi trà còn ấm và duy trì liên tục trong khoảng 15 – 20 ngày cho 1 đợt điều trị.
- Đau nhức, tê thấp: Lá chè dây tươi với lượng tùy ý. Đem dược liệu đi giã nát rồi hơ trên lửa nóng. Sau đó gói vào một miếng vải mỏng và đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức.
- Trúng độc thực vật do vi khuẩn: 50g rễ chè dây tươi, 15g gừng.Cho dược liệu vào ấm sắc chung với 2 chén nước đến khi còn 1 chén. Uống khi thuốc còn ấm với liều lượng 1 thang/ngày. Trường hợp bệnh nhẹ hoặc dùng cho trẻ em hay người già thì cần giảm bớt liều lượng.
Lưu ý: Không dùng quá 70g/ngày bởi có thể khiến cơ thể khó chịu do chè dây có dược tính khá cao.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Chân Trâu có công dụng gì?
Cây Chanh Trường có công dụng gì?
Cây Chân Kiềng có công dụng gì?
Fan Page: Thanh Vân Các
Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6