Bệnh Lý

Triệu chứng của Rối Loạn Tiền Đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, nắm giữ vai trò quan trọng để duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầy và thân mình. Đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền giữ thăng bằng cho cơ thể là dây thần kinh số 8. Hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… để giữ thăng bằng cho cơ thể.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, nắm giữ vai trò quan trọng để duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầy và thân mình. Đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền giữ thăng bằng cho cơ thể là dây thần kinh số 8. Hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Mục lục

Bệnh Rối Loạn Tiền Đình là gì?

Rối loạn tiền đình (tên khoa học là Vestibular Disorders) là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Được chia làm hai loại: Hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương.

Cấu tạo của bộ máy Tiền ĐInh
Cấu tạo của bộ máy Tiền ĐInh

Triệu chứng của bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Một số triệu chứng của Rối Loạn Tiền Đình

Rối Loạn Tiền Đình ngoại biên

  • Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, loạng choạng, đứng không vững.
  • Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng.
  • Rối loạn thính giác: Ù tai.
  • Nhãn cầu rung giật.
  • Buồn nôn.
  • Mất ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung.
  • Hạ huyết áp.

Rối Loạn Tiền Đình trung ương

  • Thường không chóng mặt dữ dội, chỉ có cảm giác nâng nâng như trên sóng.
  • Suy giảm thính lực: Ù tai, nghe kém
  • Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có thể rung giật nhãn cầu dọc.
  • Đi như người say rượu, thường không đi theo một đường thẳng, hay đi hình zic zắc.
  • Không thể làm chính xác động tác.
  • Có thể thay đổi giọng nói khi phát âm một số âm.
Nguyên Nhân gây ra bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Nguyên Nhân gây ra bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Nguyên nhân gây bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Nguyên gây ra Rối Loạn Tiền Đình có thể kể đến như:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, sỏi nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp, tá dụng phụ của một số thuốc, say xe. Hoặc ối loạn chuyển hóa: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết.
  • Rối loạn tiền đình trung ương: migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác, U tiểu não, Wallenberg, Giang mai thần kinh.
  • Tuổi tác: Bất cứ ai dù ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng người có tuổi dễ mắc bệnh cao hơn người trẻ.
  • Bị mất máu nhiều, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,…
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa đột ngột, ít vận động,…
  • Do căng thẳng, áp lực công việc làm, mất ngủ gây tổn thương hệ thống thần kinh.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có thể có nguy cơ mắc bệnh.
  • Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai…
  • Chấn thương đầu.

Cách phòng ngừa bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Để kiểm soát bệnh này có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hoặc làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ôtô, tàu hoả, máy bay.
  • Mang theo kính mát và đội mũ nếu như bệnh Rối Loạn Tiền Đình xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng.
Cách phòng ngừa bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Cách phòng ngừa bệnh Rối Loạn Tiền Đình
  • Hạn chế đi máy bay nếu như đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai đang bị tắc nghẽn.
  • Tránh nghe nhạc âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn.
  • Vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não
  • Hạn chế stress, căng thẳng trong sinh hoạt và lao động.

Các biện pháp để điều trị bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Bệnh Rối Loạn Tiền Đình có thể điều trị bằng một số phương pháp sau:

  • Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Có chế độ ăn uống hợp lý..
  • Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Sử dụng thuốc kê toa.

Để giảm khả năng bị Rối Loạn Tiền Đình, có một số mẹo sau:

  • Không thay đổi tư thế đột ngột: Tránh đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột vì tình trạng giữ thăng bằng kém sẽ khiến bạn chóng mặt, quay cuồng, thậm chí có thể ngã, xỉu.
  • Để gối cao vừa phải khi ngủ: Để máu có thể tuần hoàn tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây ra do thiếu oxi khiến bạn ;khó thở, xây xẩm mặt mày.
  • Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống điều độ, hợp lý, không bỏ bữa và tránh thức khuya để không gây ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.
  • Tránh ngồi quá lâu: Cứ khoảng 1-2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn để tránh gây căng thẳng cho thần kinh.
Biện pháp điều trị bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Biện pháp điều trị bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Rối Loạn Tiền Đình

Theo Đông Y Cổ Truyền có một sô bài thuốc dùng để trị Rối Loạn TIền Đình như:

  • Bài thuốc giúp giảm chứng hoa mắt, ù tai đau đầu, khó ngủ, mất ngủ: Ích Mẫu, Phục Thần, Tang Ký Sinh, Câu Đằng, Ngưu Tất và Sơn Chi mỗi dược liệu có liều lượng 12g, Đỗ Trọng, Hà Thủ Ô Trắng, Dạ Giao Đằng và Hoàng Cầm mỗi dược liệu có liều lượng 10g, 20g Thạch Quyết Minh sống và 8g Thiên Ma. Sắc uống mỗi ngày 1 thang lấy nước thuốc chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày. Nên kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 3 – 5 tháng sẽ cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
  • Kiện tỳ ích khí và bổ thận dưỡng tâm ( góp phần quan trọng vào hiệu quả chữa bệnh rối loạn tiền đình):  Bạch Xúc Hoa, Đan Bì,Trạch Tả, Kỷ TửPhục Linh mỗi loại dược liệu có liều lượng 120g, Sơn Thù và Sơn Dược mỗi dược liệu có liều lượng 160g cùng 320g Thục Địa. Trộn đều với nhau, đem tán thành bột mịn và trộn đều viên thành hoàn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản, sử dụng khoảng 8 – 16g/ lần, hòa tan vào ly nước ấm (từ 60 – 70 độ C) cùng một ít muối. Dùng đều đặn liên tục trong vòng 2 tháng sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.
  • Lợi thấp, khử đờm, hoạt huyết hóa ứ và hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình, giảm triệu chứng ù tai, nghe kém hay quên, cầm nôn, an thần: 20g Cát Căn, 30g Hải Đới Căn, 10g Bán Hạ, 12g Xuyên Khung cùng Đại Giả Thạch và Thạch Xương Bồ mỗi dược liệu có liều lượng 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.  Nên uống liên tục trong vòng 3 – 6 tháng để có kết quả khả quan.
  • Thông huyết, hóa đờm: Mẫu Lệ 40g, Xa Tiền Tử 30g, Phục Linh và Đan Sâm mỗi dược liệu có liều lượng 24g, Bạch Truật 20g, Quế Chi và Trạch Lan mỗi dược liệu có liều lượng 16g, Ngưu Tất, Bán Hạ và Sinh Khương mỗi vị 12g cùng 6g Hổ Phách. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Nên uống liên tục trong vòng 6 – 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang

Tìm hiểu về bệnh Đau Nửa Đầu

Các cây thảo dược thông dụng

Tổng hợp các loại bệnh

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

Giới thiệu về Thanh Vân Các

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x