Thảo dược

Cây Ba Gạc Ấn Độ có công dụng gì?

Cây Ba Gạc Ấn Độ được dùng chữa huyết áp cao dưới hình thức bột, cao lỏng,...

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Ba Gạc Ấn Độ

Tên thường gọi: Ba Gạc Ấn Độ.

Tên khoa học: Rauvolfia serpentina (L) Benth ex Kurz.

Thuộc họ: Trúc Đào – Apocynaceae.

Cây Ba Gạc Ấn Độ
Cây Ba Gạc Ấn Độ

Mô tả: Cây thân thảo cao khoảng 40-60cm, ít nhánh, rễ to, vỏ rễ có nhiều vết nứt dọc, mủ (nhựa) có màu trắng. Lá chụm 3, phiến bầu dục thon không lông, gân phụ 8-9 cặp. Cụm hoa chuỳ, cuống có màu đỏ; hoa màu trắng, phía ngoài màu hồng, đài có 5 răng, cao 2mm, ống tràng phụ ở 1/3 trên nơi dính của các nhị, có đĩa mật, bầu không lông. Quả hạch đỏ rồi đen, to cỡ 5-7mm, nhân dẹt.

Bộ phận sử dụng: Rễ – Radix Rauvolfiae serpentinae. Có khi còn dùng cả lá.

Nơi sống và thu hái: Loài có gặp mọc hoang ở một số tỉnh như Kontum và Ðắc Lắc nhưng trữ lượng không đáng kể, thuộc loài cây quý hiếm của nước ta. Thường được trồng thí nghiệm trong các vườn thuốc. Thu hái rễ vào mùa Đông khi cây rụng lá hoặc đầu mùa Xuân. Thông thường là chặt thân cành sát gốc, dùng cuốc đào rễ. Rửa sạch đất cát để ráo nước rồi bóc vỏ phơi khô. Ở một số nơi tại khu vực Nam Á, người ta thu hoạch rễ ở cây khoảng 3-4 tuổi, vào mùa Thu.

Dược tính và công dụng của cây Ba Gạc Ấn Độ

Thành phần hoá học:

  • Hàm lượng Alcaloid toàn phần là 0,8-1% Alcaloid có ít ở thân (0,3%) nhiều ở rễ (1-2%) tập trung ở vỏ rễ nhiều gấp 10 lần so với các bộ phận khác. Rễ chứa chất vô cơ 6-7% tinh bột, chất Sterol và Alcoloid (có đến 28 chất) thuộc 4 nhóm khác nhau (Yohimbin, Heteroyohimbin, Serpagin và Ajmalin).
  • Cây mọc ở Ðắc Lắc có khả năng cho 10g vỏ rễ khô và chứa Alcaloid toàn phần là 3,3% ở vỏ rễ. 0,275% ở lõi rễ, 0,975% ở thân lá. Từ vỏ rễ đã chiết tách được Reserpin 0,04%, Ajmalin 0,5%.

Tính vị, tác dụng: Vỏ, rễ có vị đắng, tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột. Ở một số nước khu vực Đông Á người ta cho rằng rễ và lá có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc.

Một số công dụng của Cây Ba Gạc Ấn Độ
Một số công dụng của Cây Ba Gạc Ấn Độ

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ Ba Gạc Ấn Độ được dùng chữa huyết áp cao dưới hình thức bột, cao lỏng và alcaloid chiết dùng riêng. Reserpin thường được chế thành viên 0,1mg hoặc 0,25mg cho uống mỗi lần 1 viên 0,1 mg, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Liều tối đa mỗi lần là 1mg, một ngày là 5mg. Người ta cũng dùng viên Rauvoloid chứa 2mg Alcaloid toàn phần, ngày uống 1-2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên. Còn loại viên Raudicin dập từ bột rễ chứa 50-100mg, liều dùng trung bình hàng ngày là 200- 400mg.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Ba Đậu có công dụng gì?

Cây Ba Đậu Tây có công dụng gì?

Cây Ba Gạc có công dụng gì? 

Cây Sâm Đại Hành có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Check Also
Close
Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x