Thảo dược

Cây Nhân Sâm có công dụng gì?

Cây Nhân Sâm có vị ngọt, tính ôn, hơi đắng, quy vào 2 kinh phế và tỳ. Theo nhiều tài liệu, nhân sâm mang tác dụng đại bổ nguyên khí (bổ 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận), ích huyết sinh tân...

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Củ Nhân Sâm
Củ Nhân Sâm

Mục lục

Đặc điểm của cây Nhân Sâm

Tên thường gọi: Nhân sâm, Sâm trồng gọi là Viên sâm, sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm.

Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey.

Thuộc họ: Ngũ gia bì (Araliaceae).

Mô tả: Một cây sống lâu năm, cao khoảng 0,6 m. Rễ mọc thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được

  • 1 năm (nghĩa là sau khi gieo được 2 năm) thì chỉ có 1 lá với 3 lá chét.
  • 2 năm cũng chỉ có 1 lá với 5 lá chét.
  • 3 năm có 2 lá kép.
  • 4 năm có 3 lá kép.
  • 5 năm trở lên có 4 đến 5 lá kép.

Tất cả đều có 5 lá chét (đặc biệt có thể có 6 lá chét) hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới cho hoa, ra quả.Hoa xuất hiện vào mùa Hè. Cụm hoa có hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹt to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợi cây được 4-5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống. Ra hoa voà tháng 3-5, ra quả vào tháng 6-8

Cây Nhân Sâm
Cây Nhân Sâm

Bộ phận sử dụng: Rễ cây Nhân Sâm, thu hoạch vào mùa Xuân và mùa Thu.

Nơi sống và thu hái: Nhân sâm có 2 loại mọc hoang và được trồng. Nổi tiếng nhất là nhân sâm mọc hoang ở Tàu, Triều Tiên. Sản lượng nhân sâm hằng năm tại các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm (thuộc đông bắc Tàu) lên đến 750000 kg. Khai Thành (Triều Tiên) là nơi trồng nhiều nhân sâm nhất và có truyền thống lâu đời nhất với hơn 200 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, loại dược liệu quý này còn được trồng tại nhiều nơi khác như Mỹ, Nhật Bản…Người ta chọn hạt giống từ những cây nhân sâm khỏe, đạt chất lượng, từ 4 – 5 năm tuổi. Hạt được thu hoạch vào tháng 8 và đem đi gieo vào khoảng cuối tháng 10 – 11. Nếu trồng bằng cây con, trồng ngay năm đầu sau khi cây con nảy mầm và trồng vào mùa thu (khoảng cuối tháng 10, trung tuần tháng 11) hoặc tốt hơn là vào mùa Xuân (đầu tháng 3, 4).

Dược tính và công dụng của cây Nhân Sâm

Thành phần hoá học: Saponin sterolic, hỗn hợp saponin có tên panaxozit (còn gọi là panaquilon hay panakilon). Hỗn hợp glycoside panaxin gọi là gensenin. Tinh dầu 0,055 – 0,25% chứa chủ yếu là panaxen (C15H24), khiến nhân sâm có mùi đặc trưng. Vitamin B1, B2, các men diastase. 3 – 7% tro trong đó acid phosphoric chiếm 53%. 1,5% nhựa và acid béo hỗn hợp (acid palmitic, stearic, linoleic). 0,029% phytosterin, 4% đường, 16 – 23% pectin, 20% tinh bột. Hàm lượng germanium cao.

Tính vị: Nhân sâm có vị ngọt, tính ôn, hơi đắng, quy vào 2 kinh phế và tỳ. Theo nhiều tài liệu, nhân sâm mang tác dụng đại bổ nguyên khí (bổ 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận), ích huyết sinh tân, định thần, ích trí, sáng mắt, tăng tuổi thọ. Do đó, nhân sâm được dùng trong các trường hợp ho, suyễn, tiêu chảy, nôn mửa, bệnh lâu ngày dẫn đến khí hư, sợ hãi, tiêu khát…

Công dụng: Đại bổ nguyên khí, bổ máu, bổ cả năm tạng, an thần ích trí. Chủ trị: người yếu, mệt mỏi, thở ngắn, chân tay lạnh, mạch đập nhỏ yếu, ăn khó tiêu, dễ tiêu phân sống, kém ăn, ho suyễn, khô khát, miệng khát nước, nóng trong người, tiểu nhiều, bệnh lâu ngày gầy yếu, tim hồi hộp, kiệt sức, hay choáng ngất.

Công dụng của cây Nhân Sâm
Công dụng của cây Nhân Sâm

Cây Nhân Sâm và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do mất máu: Sắc 40g nhân sâm với 400ml nước đến khi còn 200 ml. Uống từ từ từng chút và nằm yên nghỉ ngơi sau khi uống.
  • Lạnh chân tay, đổ mồ hôi, suy mạch: Sắc các dược liệu theo liều lượng sau với 600 ml, sắc đến khi còn 200 ml, uống nhiều lần trong ngày: 40g nhân sâm (hoặc 20 g), 20g chế phụ tử (hoặc 10g), 3 lát sinh khương, 3 quả táo đen.
  • Tỳ vị khí hư, da tái nhợt, đau mỏi chân tay, chán ăn, buồn nôn, nôn: Tán thành bột các dược liệu theo liều lượng sau: 10g nhân sâm, 9g phục linh, 9g bạch truật, 6g cam thảo trích. Sắc 6g bột với 200ml nước đến khi còn 150 ml rồi uống.
  • Ăn uống kém, thở ngắn, hay mệt mỏi, mặt nhợt nhạt, chân tay đau mỏi, nôn mửa: Nhân sâm 10g, Bạch Truật  9g, Phục Linh 9g, Cam Thảo 6g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần dùng 6g sắc với 200 ml nước còn 150 ml, uống không kể thời gian. Chữa ăn uống kém, thở ngắn, hay mệt mỏi, mặt nhợt nhạt, chân tay đau mỏi, nôn mửa.
  • Ợ chua, nôn, đau bụng, biếng ăn ở phụ nữ có thai: Nghiền nhân sâm (bỏ cuống) và can khương với liều lượng bằng nhau thành bột. Sau đó dùng nước ép sinh địa tươi để nhào bột, vo thành viên hoàn cỡ hạt đậu. Uống 30 – 50 viên/lần với nước cháo trước bữa ăn.

Những lưu ý khi sư dụng Nhân Sâm

  • Người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.
  • Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng.
  • Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Hoa Hoè có công dụng gì?

Cây Lá Ngón có công dụng gì?

Cây Hoa Hồng có công dụng gì? 

Cây Mào Gà có công dụng gì?

Fan PageThanh Vân Các

Hội nhóm: Nhóm giác quan thứ 6

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Back to top button
0
Sẽ không lộ danh tính, các phù thủy hãy để lại bình luận..x